Mỗi nguyên tố dinh dưỡng đều có một vai trò quan trọng trong đời sống cây lúa. Tùy mùa vụ, tùy giai đoạn sinh trưởng, tùy loại đất và phương pháp sử dụng mà tác dụng và hiệu quả của các nguyên tố này rất khác nhau. Rất nhiều các kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiệu quả của các nguyên tố dinh dưỡng được phát huy cao nhất khi các nguyên tố này được bón phân phối hợp với nhau theo một tỷ lệ thích hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
Nghiên cứu về hiệu lực của việc bón phân phối hợp với NPK đến năng suất lúa trên đất PSSH và đất bạc màu Bắc Giang, Viện TNNH năm 1995 đã cho kết quả sau:
Bảng 2.11. Hiệu lực của việc bón phân phối hợp với NPK
Công thức
Phù sa sông Hồng Bạc màu Bắc Giang
Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa
Kg/ha % Kg/ha % Kg/ha % Kg/ha %
NPK 5970 100 4370 100 3380 100 2760 100
NP 4960 92,4 4010 91,8 2610 77,2 2160 78,3
P 4660 86,7 3720 85,4 2290 67,2 2140 77,5
K 4570 85,1 3610 82,6 2910 86,1 2640 96,7
LSD0,05 178 144 135 219
(Nguồn: Mai Văn Quyền, 1996)
Số liệu dẫn ra bảng trên cho thấy: Trên đất phù sa sông Hồng, khi bón riêng lẻ lân hay kali, năng suất lúa chỉ bằng 85 - 87% của công thức bón phối hợp NPK. Chỉ có bón đầy đủ NPK thì năng suất lúa mới đạt cao nhất.
* Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa:
Bón phân cân đối cho lúa là tùy theo yêu cầu của cây lúa về các chất dinh dưỡng và khả năng đáp ứng từng loại chất dinh dưỡng cho cây lúa của
đất trồng lúa cụ thể mà bón phân. Căn cứđịnh lượng để bón phân cho lúa: Vụ
Mùa, vụ Hè thu (mùa mưa) lượng đạm cần bón ít hơn so với vụ Xuân
Khi hàm lượng kali trong nước tưới cao (chảng hạn phù sa nhiều) thì bón kali với lượng thấp và ngược lại. Đất nhẹ cần bón nhiều kali hơn đất nặng, đất phù sa bón ít kali hơn đất xám. Đất cát, đất xám, đất bạc màu do hàm lượng kali thấp nên cần bón nhiều kali hơn so với các loại đất khác. Trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
hơn để giảm thất thoát phân bón.
Trong rất nhiều trường hợp, hiện tượng lốp đổ là một nhân tố không cho phép được bón cho lúa tới lượng đạm tối đa. Nếu cây lúa đổ trước khi trỗ, năng suất có thể giảm 50 - 60%. Giống lúa mới thấp cây có khả năng chống
đổ tốt, lượng đạm bón tối thích cao hơn nhiều.
Nếu vừa thu hoạch hạt thóc, vừa lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng thì bón phân nhiều hơn, đặc biệt là kali, do khá nhiều kali bị lấy đi khỏi đồng ruộng theo rơm rạ. Nhưng nếu không lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng thì chỉ khoảng 5% lượng kali bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch qua hạt. Khoáng trong đất, rạ
và nước tưới là nguồn kali cung cấp cho cây.
Ở đất nhẹ nhiều cát cây cần kali hơn, đồng thời giống có năng suất cao cần nhiều kali hơn.