Hiệu suất sử dụng phân đạm cho lúa

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 34)

Hiệu suất bón đạm được biểu thị bằng số kg thóc được tạo ra do 1kg

đạm bón vào đất. Hiệu suất bón đạm được tính theo công thức sau: Ef = Kth * Ku

Trong đó: Ef : Hiệu suất bón đạm

Kth: Tỷ lệ đạm thu hồi. Nó được tính bằng tỷ số giữa lượng đạm cây hút được và lượng đạm bón vào đất. Ở vùng nhiệt đới, hệ số thu hồi khoảng 30 - 35% tức là Kt.h = 0,3 - 0,35.

Ku: Hiệu suất sử dụng đạm. Được tính bằng số kg thóc được tạo ra do 1kg đạm cây hút được. Ở vùng nhiệt đới Ku = 0.5.

Hiệu suất bón đạm có xu hướng cao ở mức đạm thấp và khi bón sâu vào

đất hoặc bón thúc vào thời kỳ sinh trưởng về sau. Khi liều lượng đạm bón cho lúa từ 0 - 240 kgN/ha thì hiệu suất sử dụng phân bón biến thiên từ 47,4 - 17,1% trong vụ Xuân và 38,6 - 24,3% trong vụ Mùa. Theo Trần Thúc Sơn (1996) cũng trên đất phù sa sông Hồng thì hiệu suất 1kgN là 10 - 15 kg thóc ở vụ Xuân và 6 - 9kg thóc vụ Mùa. Nếu bón trên 160 kgN/ha thì hiệu suất của phân đạm giảm rõ rệt (Trương Đích, 2002).

Ở vùng nhiệt đới hiệu suất sử dụng đạm đối với sản lượng hạt vào khoảng 50kg thóc khô/1kg đạm cây hút được. Ở Nhật khoảng 62kg, còn ở các nước ôn đới hiệu suất này cao hơn khoảng 20% (Yoshida, 1981).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Trên đất bạc màu, khi bón lượng đạm từ 40-80 kgN/ha thì hiệu suất 1kg N là 10 - 13,5 kg thóc ở vụ Mùa, bón trên 120 kgN/ha hiệu suất giảm xuống còn 5 - 6kg thóc/1kg N (Phạm Tiến Hoàng và cs, 1996).

* Năng suất và nhu cầu bón đạm

Năng suất hạt (Y) có thể chia thành năng suất thu được trên nền không bón đạm Y0 và năng suất có khi có bón phân ∆Yf : Y = Y0 + ∆Yf

Năng suất tăng khi có bón phân được tính theo công thức : ∆Yf = Ef x Nf

Trong đó : Ef : hiệu suất bón đạm Nf : Liều lượng đạm bón

Vậy : Y = Y0 + (Ef x Nf)

Từđây ta có thể tính được liều lượng phân đạm cần bón (Nf) đểđạt được năng suất Y :

Y – Y0

Nf = ───────── Ef

Y0 thay đổi ở từng loại đất và giống lúa. Giá trị Y0 dao động từ 2,0 – 3,5 tấn/ha. Mức Y0 = 2 tấn/ha đại diện cho đất có độ phì cao (Nguyễn Văn Hoan, 2006).

Kết quả nghiên cứu xác định lượng đạm bón vãi cho lúa thuần N18 tại Tích Giang, Phúc Thọ, Hà Tây vụ Mùa 2005 của Nguyễn Thị Lan (2007) cho năng suất thực thu đạt cao nhất 5,58 tấn/ha ở lượng bón 150 kgN/ha. Hiệu suất đạt cao nhất là 9,2 kg thóc/kg N ở mức bón 100 kgN/ha trên nền phân (5 tấn phân chuồng + 90kg P2O5 + 90kg K2O)/ha với đất 2 vụ lúa, sự khác nhau có ý nghĩa ởđộ tin cậy P = 95 %.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Bảng 2.9. Lượng đạm cây hút được trên đất phù sa và đất bạc màu Loại đất Công thức thí nghiệm Tỷ lệđạm cây sử dụng (%) Vụ Xuân Vụ Mùa Đất phù sa sông Hồng 0 (Không bón) PC (phân chuồng) N: 80 46,6 (37,3N) PC + N80 47,4 (39,92N) N 160 37,2 (59,53N) PC + N160 37,6 (60,16N) N240 33,3 (79,92N) PC + N 240 17,1 (41,04N) Đất bạc màu 0 (Không bón) PC (phân chuồng) N40 33,8 (13,5N) PC + N40 37,5 (15,0N) N80 27,8 (22,2N) PC + N80 29,6 (23,7N) N120 18,4 (22,0N) PC + N120 17,7 (21,2N)

Nguồn: Viện TNNH, 1995, Mai Văn Quyền trích dẫn 1996 tr3-8)

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: Không phải bón nhiều đạm thì lúa sử dụng nhiều. Bón mức 80N/ha kết hợp với phân chuồng tỷ lệđạm hút được là 47,4% cao nhất so với các mức khác. Đặc biệt khi tăng lượng đạm đến 160 và 240 có bón phân chuồng thì tỷ lệđạm sử dụng cũng bị giảm xuống.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)