Phương pháp bón

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 29)

2.2.5.1. Các loại và các dạng phân bón sử dụng cho lúa

Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với phân hóa học nên bón phân hóa học cho lúa cho hiệu quả cao về năng suất. Trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ chủ yếu nhằm ổn định hàm lượng mùn trong đất, tạo nền thâm canh nên có thể sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau, kể cả rơm rạ lúa sau khi thu hoạch.

Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm amon, Ure đang trở

thành dạng phân đạm phổ biến đối với lúa nước vì có tỷ lệ đạm cao, lại rất thích hợp để bón trên các loại đất thoái hóa. Phân đạm Nitrat có thể dùng để

bón thúc ở thời kỳ làm đòng, đặc biệt hiệu quả khi bón trên đất chua mặn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

phân Supe lân hay có thể cao hơn trong điều kiện ngập nước, dễ cung cấp cho lúa mà ít bị rửa trôi và còn cung cấp cả silic là yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu cao ở cây lúa.

Loại phân kali thích hợp bón cho lúa là kaliclorua.

Ngoài ra, còn thường dùng các loại phân NPK, đặc biệt tốt là loại phân chuyên dùng cho lúa, phù hợp với điều kiện của từng vùng đất trồng. Thông thường, liều lượng phân chuồng thường bón 7 - 10 tấn/ha, vụ Mùa nên bón nhiều hơn. Liều lượng phân khoáng bón cho lúa phụ thuộc vào năng suất kế

hoạch (đặc điểm của giống, loại hình cây), độ phì của đất, các điều kiện khí hậu (mùa vụ) và khả năng cân đối với các loại phân khác. Giống năng suất cao cần bón nhiều phân hơn so với các giống lúa thường, lúa địa phương; Lúa vụ Xuân thường bón nhiều hơn lúa vụ Mùa, trồng lúa trên đất có độ phì cao cần giảm lượng phân bón.

Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả năng cung cấp kali của đất. Các mức bón trong thâm canh lúa trung bình là 30 - 90kg K2O/ha, và mức bón trong thâm canh lúa cao là 100 - 150kg K2O/ha, trong đó kali của phân chuồng và rơm rạ có hiệu suất không kém kali trong phân hóa học. Trên đất phù sa sông Hồng khi đã bón 8 - 10 tấn phân chuồng/ha thì chỉ nên bón 30 - 90 kg/ha phân kali khoáng, ngay cả trong điều kiện thâm canh lúa cao (Nguyễn Như Hà, 1999)”.

2.2.5.2.Phương pháp bón phân cho lúa

Nguyễn Như Hà (1999) cho rằng thời kỳ bón đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa. Không thể có một hướng dẫn chung về thời kỳ bón

đạm cho tất cả các giống, mùa vụ và đất trồng. Bóm đạm sớm tạo nhiều bông, bón đạm muộn tăng hạt là chủ yếu, bón đạm vào giai đoạn đòng làm tăng tỷ lệ

protein trong hạt. Thời kỳ bón phân đạm cho lúa thường gồm: Bón lót và bón thúc đẻ nhánh, thúc đòng, ngoài ra còn có bón nuôi hạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Bón phân lót cho lúa

Trong bón phân cho lúa thường bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, một phần phân đạm và kali. Thường bón lót phân chuồng trong quá trình làm đất, phân lân, phân kali cùng với phân đạm bón trước khi cày bừa lần cuối.

Nên bón nhiều phân kali trong các trường hợp sau: Trồng giống đẻ

nhánh nhiều hay ngắn ngày, lúa có hiện tượng bị ngộđộc sắt, đất có khả năng hấp thu cao hay thiếu kali, mưa nhiều, ngập nước sâu, khí hậu lạnh. Trong thực tiễn còn chia tổng lượng kali ra bón thúc làm nhiều lần, do lúa là cây có yêu cầu cung cấp kali và giai đoạn rễ lúa ăn nổi trên bề mặt đất. Kali cung cấp từđất và nước tưới thường giảm đi ở giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa.

Thường sử dụng 1/3 - 2/3 tổng lượng N để bón lót cho cây lúa. Cần bón lót nhiều đạm hơn khi cấy bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày, lúa chét (lúa mọc lại từ gốc rạ).

Không bón phân lót cho lúa

Không bón phân lót cho lúa đang là hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học hiện nay. Theo Phạm Văn Cường và Lusi Yologialong (2008) khi tiến hành thí nghiệm với hai phương pháp bón đạm là bón lót kết hợp với cấy mật độ 45 khóm/m2 và phương pháp thứ hai là không bón lót kết hợp cấy với mật độ 35 khóm/m2 trên giống Việt Lai 24. Kết quả cho thấy năng suất hạt của giống Việt Lai 24 tăng từ 10,5 đên 12,8% (mức 120N) và 16,4 lên 21,3 (mức 60N) ở thí nghiệm không bón lót.

Bón thúc đẻ nhánh

Bón thúc đẻ nhánh cho lúa thường bón bằng phân đạm hay phối hợp thêm với một phần phân lân (nếu còn chưa bón lót hết). Thời gian bón thúc đẻ nhánh vào khoảng 18 - 20 ngày sau gieo hoặc sau khi lúa bén rễ hồi xanh, vào khoảng 10 - 20 ngày sau cấy (tùy thuộc vào mùa vụ) khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và giảm lượng phân bón lót, tránh mất đạm. Cần bón thúc đẻ nhánh nhiều đạm cho lúa trong các trường hợp: Cấy giống dài ngày hay đẻ nhánh nhiều, mật độ gieo hoặc cấy cao, nhiệt độ khi gieo cấy cao.

Đối với những giống lúa cực ngắn, lúa mùa cần phải bón thúc đẻ nhánh sớm hơn, còn với giống dài ngày, lúa xuân có thể bón thúc muộn hơn, do thời kỳ sinh trưởng ban đầu của cây lúa bị kéo dài.

Khi bón thúc đẻ nhánh có thể kết hợp với một vài biện pháp cơ giới như: Rút nước ra khỏi ruộng trước khi cấy, làm cỏ sục bùn (đặc biệt là trong vụ Xuân) để tránh cây lúa bị nghẹt rễ và làm tăng hiệu lực của phân đạm.

Phân bón thúc đòng

Nhiều tác giả cũng quan tâm khuyến cáo bón thúc đòng (Lương Định Của, 1980). Bón thúc đòng cho lúa thường sử dụng phối hợp phần phân đạm và kali còn lại nhằm tiếp tục cung cấp đạm cho lúa để tạo được bông lúa to, có nhiều hạt chắc, nâng cao hệ số kinh tế cho cây lúa, đạt năng suất cao. Bón

đòng tốt nhất là bón sau khi lúa phân hóa đòng (vào khoảng 40 - 45 ngày sau khi gieo, cấy).

Đào Thế Tuấn (1970), Yoshida (1985) cho rằng bón đòng nhằm tiếp tục cung cấp đạm cho lúa sau trỗ bông đểđạt năng suất cao. Ngoài ra còn có tác dụng giảm trọng lượng rơm rạ, tăng trọng lượng hạt nâng cao hệ số kinh tế

cho cây lúa.

Khi bón ít đạm thì bón thúc đòng là một kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu suất phân đạm và là thời kỳ bón đạm có hiệu quả nhất. Những giống đẻ nhánh ít, bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần phải chú trọng vào đợt bón

đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông to, nhiều hạt chắc, đạt năng suất cao.

Bón lót càng nhiều lúa sinh trưởng càng tốt thì thời gian bón đón đòng càng muộn và ít. Khi đã bón lót nhiều cũng không cần bón thúc đẻ mà chỉ cần bón thúc đòng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Nên dùng phân kali bón thúc đòng cho lúa trong các trường hợp sau: Giống đẻ nhánh từ trung bình đến ít hay giống dài ngày, gieo cấy thưa; Đất có điện thế oxy hóa khử rất cao, thành phần cơ giới rất nhẹ, hay trên đất phèn (thiếu lân và ngộ độc sắt), đất kiềm (thiếu kẽm), lân bị đất cố định hay mưa nhiều.

Bón phân nuôi hạt

Sau khi lúa trỗ hoàn toàn có thể bón nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1 - 2 lần nhằm tăng số hạt chắc, tăng năng suất. Đây là thời kỳ bón phân có hiệu quả rõ khi trồng lúa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng cung cấp dinh dưỡng và giữ phân kém.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)