Những nghiên cứu về mật độc ấy cho cây lúa

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 44)

Năng suất ruộng lúa được quyết định bởi các yếu tố như: Số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt. Được thể hiện bởi công thức:

Năng suất (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc x P1000 x 10-4. Quần thể ruộng lúa muốn đạt số lượng bông nhiều trước hết cần có số

bông/m2 lớn. Như vậy mỗi khóm cần có nhiều nhánh hữu hiệu. Bông lúa có nhiều hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc cao thì số hoa phân hóa được nhiều, số hoa thoái hóa ít, quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra bình thường.

Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích. Với lúa cấy mật độ được tính bằng số khóm/m2, còn với lúa gieo thẳng thì mật độ được tính bằng số hạt mọc/m2. Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao, số bông càng nhiều. Nhưng trong giới hạn nhất định, khi tăng số

bông không làm giảm số hạt/bông, vượt quá giới hạn đó số hạt/bông và trọng lượng hạt bắt đầu giảm đi. Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng dinh dưỡng và ánh sáng. Xác định mật độ cấy phù hợp là yêu cầu cần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

thiết, nó phải dựa trên cơ sở về tính di truyền của giống, điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật khác.

Yosida (1985) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và khả

năng đẻ nhánh của lúa đã khẳng định: Với lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo ông, việc việc đẻ nhánh chỉ xảy ra với mật độ 300 cây/m2. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên từ 182 - 242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng lên theo mật độ nhưng lại giảm số hạt/bông.

Bùi Huy Đáp (1999) cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về số

nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ

lại không thay đổi nhiều. Theo ông, các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông.

Số dảnh còn phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh của giống. Nghiên cứu số dảnh cấy/khóm cho vụ Xuân, Bùi Huy Đáp cho rằng: Trong điều kiện bình thường không nên cấy nhiều dảnh, nhìn chung cấy 2 - 3 dảnh có ưu thế hơn cây 5-6 dảnh, nếu mạ bị già nên tăng số dảnh cây. Cũng theo tác giả, khi cấy 2 - 3 dảnh/khóm lúa sẽđẻ nhánh tốt hơn, có nhiều bông bằng cổ và đạt năng suất cao hơn. Cấy 3 - 4 dảnh/khóm trong những điều kiện bình thường chỉ nên cấy mật độ 25 - 30 khóm/m2ở các chân ruộng sâu trong vụ Mùa, cấy dày trên dưới 40 khóm/m2 ở ruộng tốt bón nhiều phân chỉ nên cấy 1 - 2 dảnh.

Theo Nguyễn Hữu Tề và cs. (1997) với lúa thuần thì giống lúa nhiều bông nên cấy 200 - 250 dảnh cơ bản/m2; Đối với giống to bông, cấy 180 - 200 dảnh/m2. Số dảnh cấy/khóm là 3 - 4 dảnh ở vụ Mùa và 4 - 5 dảnh là ở vụ

Chiêm xuân.

Sau này Nguyễn Văn Hoan (2002) cùng kết luận: Trên một diện tích gieo cấy, nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều song số hạt/bông càng ít (bông bé). Tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, cấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

dày quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cấy với mật

độ quá thưa đối với các giống có thời gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc không đạt được số bông tối ưu. Do vậy nên bố trí các khóm lúa theo kiểu hàng sông, hàng con trong đó hàng sông rộng hơn hàng con để có khoảng cách giữa các khóm lúa theo kiểu hình chữ nhật là tốt nhất. Cũng theo tác giả

này, mật độ cấy dày trên 40 khóm/m2 thì để đạt 7 bông hữu hiệu/khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non).

Theo Nguyễn Công Tạn và cs. (2002) khi sử dụng mạ non để cấy (mạ

chưa đẻ nhánh) thì sau cấy, lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh. Nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu/khóm với mật độ 40 khóm/m2, chỉ cần cấy 3 - 4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ. Nếu cấy nhiều hơn, số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ

lệ hữu hiệu giảm.

Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ 2 - 5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa

đẻ, vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải

đạt trên 70% số bông dựđịnh. Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích lũy, ra lá, lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8 - 15 ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn cấy mạ non.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số dảnh và mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Việt lai 20 của Tăng Thị Hạnh (2003) cho thấy, mật độ cấy ảnh hưởng không nhiều đến thời gian sinh trưởng, số lá và chiều cao cây. Nhưng mật độ có ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh, hệ

sốđẻ nhánh (hệ sốđẻ nhánh giảm khi tăng mật độ cấy). Mật độ cấy tăng thì diện tích lá và khả tích lũy chất khô tăng lên ở thời kỳđầu, đến giai đoạn chín sữa khả

năng tích lũy chất khô giảm khi tăng mật độ cấy. Cũng theo tác giả, trên cả hai vùng đất đồng bằng sông Hồng và đất bạc màu Sóc Sơn, cấy với mật độ 25 khóm/m2 và 3 dảnh/khóm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Một trong những biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trong nông nghiệp là gieo cấy với mật độ thích hợp với từng giống lúa, tránh gieo cấy quá dày sẽ tạo môi trường thích hợp cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không được thông thoáng, các lá bị che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi đi nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng mật độ cấy trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng. Vượt quá giới hạn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

3. VT LIU, NI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 44)