Kết quả nghiên cứu sử dụng phân đạm bón trên đất phù sa sông Hồng của Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí nghiệm 4 mức
đạm từ năm 1992 đến 1994, cho thấy: Phản ứng của phân đạm đối với lúa phụ
thuộc vào thời vụ, loại đất và giống lúa. Cùng thời gian đó, Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều thí nghiệm về “Ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lúa vụĐông xuân và Hè thu trên đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long ”. Kết quả này đã chứng minh rằng: Trên đất phù sa được bồi hàng năm có bón 60 P2O5 và 30 K2O làm nền thì khi có bón đạm đã làm tăng năng suất lúa từ 15 - 48,5% trong vụ Đông xuân và vụ Hè thu tăng từ 8,5 - 35,6%. Hướng chung của 2 vụ đều bón đến mức 90N có hiệu quả cao hơn cả, bón trên mức 90N này năng suất lúa tăng không không đáng kể.
Nghiên cứu về bón phân đạm cho lúa cạn, Nguyễn Thị Lẫm (1994) đã kết luận: Liều lượng đạm bón thích hợp cho các giống có nguồn gốc địa phương là 60kg N/ha. Đối với những giống thâm canh cao như (CK136) thì lượng đạm thích hợp từ 90 - 120kg N/ha.
Về hàm lượng đạm trong đất, Vũ Hữu Yêm (1995) chỉ ra rằng: Trong
đất Việt Nam hàm lượng đạm thấp nhất là đất bạc màu (0,042%) và cao nhất là đất lầy thụt (0,62%). Đất có hàm lượng đạm trung bình là đất phù sa sông Hồng (0,21%). Hàm lượng đạm trong đất ít phụ thuộc vào đá mẹ mà phụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
Theo Trần Thúc Sơn (1999) thì hàm lượng đạm tổng số trong một số loại đất lúa chính ở miền Bắc biến thiên khá rộng, từ 0,3 - 2,05g N/kg
đất tùy thuộc vào loại đất phát sinh và hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Hàm lượng đạm tổng số cao ở trên đất phù sa không được bồi đắp hàng năm của hệ thống sông Hồng (1,25 - 2,05g/kg đất), thấp nhất ở đất ven biển (0,135 - 0,630g/kg đất).