Những nghiên cứu về số dảnh cấy cho cây lúa

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 42)

Một quần thể ruộng lúa có nhiều bông trước hết mỗi cá thể phải đẻ

nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh thành bông cao. Đây là yếu tố dễđiều chỉnh hơn so với hạt chắc/bông và khối lượng hạt

Trên cơ sở xác định mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm phụ thuộc vào số

bông dự định đạt được/m2. Việc xác định số dảnh cấy/khóm cần đảm bảo nguyên tắc chung là: Dù ở mật độ nào, tuổi mạ bao nhiêu, sức sinh trưởng của giống mạnh hay yếu thì vẫn phải đạt được số dảnh thành bông theo dự định,

độ lớn của bông không giảm, tổng số hạt chắc/m2 cũng đạt được theo số

lượng đã định.

Một trong các yếu tốảnh hưởng đến năng suất của các giống lúa là mật

độ cấy và mức phân bón. Qua nghiên cứu các tác giảđều thấy rằng, không có mật độ cấy và các mức phân bón chung cho mọi giống lúa, mọi điều kiện. Nói chung các giống lúa càng ngắn ngày càng cần cấy dày, như các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 75 - 90 ngày nên cấy mật độ 40 - 50 khóm/m2; Những giống lúa đẻ nhánh khỏe, dài ngày, cây cao trong những điều kiện thuận lợi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

cho lúa phát triển thì cấy mật độ thưa hơn. Trong vụ Mùa nên cấy 25 - 35 khóm/m2, trong vụ Xuân nên cấy từ 45 - 50 khóm/m2. Trong trường hợp mạ

tốt và chăm sóc tốt, cấy 1 dảnh vẫn đạt được năng suất và chất lượng hạt cao.

Đối với giống lúa mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng thì mật độ cấy có thể 15 - 25 khóm/m2 và thưa hơn.

Mối quan hệ giữa mật độ cấy và bón phân có khả năng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, trong đó có tuổi mạ. Mạ non hơn thích hợp cấy thưa hơn.

Ở đây đặt vấn đề mật độ trong điều kiện cây lúa phải đảm bảo thời vụ cho vụ đông ở ĐBSH (vốn rất khắt khe).

Mật độ cấy quá dày không phù hợp với lượng phân bón, cây lúa tựđiều tiết quá trình đẻ. Số dảnh đẻ tuy không ảnh hưởng tới năng suất, nhưng tốn công, tốn mạ vô ích. Trường hợp cấy quá thưa lúa sẽ đẻ mạnh hơn. Vì vậy khả năng tự điều tiết của quần thể ruộng lúa chỉ có thể phát huy khi mật độ

cấy hợp lý.

Mật độ cấy có ảnh hưởng tới khả năng chịu phân của giống. Trong các nghiên cứu của tác giả Trần Thúc Sơn (1995), giống CR203, trong cùng điều kiện Vụ Xuân trên đất PSSH có khả năng chịu phân đạm dao động từ 80 - 150kg N/ha ứng với năng suất từ 4,0 - 5,5 tấn/ha do được cấy ở các mật độ khác nhau.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và mức phân bón N cho các giống lúa ngắn ngày được tiến hành trên giống NN8, Bùi Huy Đáp (1985) kết luận: Ở mức bón N dưới 100kg/ha, mật độ cấy thích hợp là 35 - 40khóm/m2.

Theo Nguyễn Như Hà (2005) khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ

cấy và ảnh hưởng của liều lượng đạm tới sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày thâm canh cho thấy: Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh trên khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 và mật độ

cấy dày 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 - 14,8% ở vụ Xuân, còn ở vụ Mùa lên tới 1,9 - 25%. Về dinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

dưỡng đạm của lúa có tác động đến mật độ cấy tác giảđã kết luận: Tăng bón

đạm ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2 ở vụ Mùa và 75 khóm/m2 ở vụ Xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao trong khoảng 55 - 65 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu.

Như vậy mật độ cấy có ý nghĩa quan trọng đến cấu trúc quần thể ruộng lúa. Một quần thể ruộng lúa tốt phải đảm bảo được những chỉ tiêu nhất định về độ thông thoáng trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phân bố không gian trên một ruộng lúa, đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất. Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng hiệu quả chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật

độ thích hợp còn tạo nên sự tương tác hài hòa giữa cá thể cây lúa và quần thể

ruộng lúa và mục đích cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang (Trang 42)