Đối với sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử
dụng phân bón vô cơ trong nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. Đối với cây lúa, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất, nó giữ vai trò quyết định trong việc tăng năng suất.
Theo nhiều tác giả, lượng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấn thóc từ 17 - 25kg N (Đào Thế Tuấn, 1970; Nguyễn Vy, 1980), trung bình cần 20,5kg N. Hiệu suất sử dụng phân N ở Việt Nam thường thấp. Lúa có hệ số sử dụng phân đạm trong sản xuất thường không quá 40%.
Đất Phù sa sông hồng là loại đất có độ phì cao, không bón phân có thể đạt năng suất khoảng 3,5 tấn/ha (Trần Thúc Sơn, 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
Tỷ lệ N : K được đánh giá là quan trọng trong việc xác định lượng kali bón cho lúa. Theo các tác giả Việt Nam, tỷ lệ N : K là 1 : 9,3 hay 1 : 0,5 (Bùi
Đình Dinh, 1995), có lẽứng với mức thâm canh trung bình.
Theo Võ Minh Kha (1996) trên nền 10 tấn phân chuồng/ha bón 20- 30kg K2O/ha;
Mai Văn Quyền (2002) khi tổng kết trên 60 thí nghiệm khác nhau thực tiễn ở 40 nước có khí hậu khác nhau cho thấy: Nếu đạt năng suất lúa 3 tấn thóc/ha, thì lúa lấy đi hết 50kg N, 260kg P2O5, 80kg K2O, 10 kg Ca, 6 kg Mg, 5 kg S và nếu ruộng lúa đặt năng suất đến 6 tấn/ha thì lượng dinh dưỡng cây lúa lấy đi là 100 kg N, 50 kgP2O5, 160kg K2O, 19kg Ca, 12kg Mg, 10kg S. Lấy trung bình cứ tạo 1 tấn thóc cây lúa lấy đi hết 17kg N, 8kg P2O5, 27kg K2O, 3kg CaO, 2kg Mg và 1,7kg S.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Như Hà (2006) tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, Hà Giang với giống lúa chịu hạn CH5trong các vụ Mùa từ
2002 đến 2005 cho thấy nên bón (120N + 90P2O5 + 90K2O)/ha trên nền 8 tấn phân chuồng ở mật độ 55 khóm/m2 .