* Đặc điểm hệ rễ của cây lúa
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễđã già có màu đen. Số lượng rễ có thể đạt tới 500 – 800 cái, tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đến 168m. Nói chung, tất cả các mắt đốt trên cây đều có khả năng ra rễ khi gặp
điều kiện thuận lợi, kể cả các mắt trên đất (rễ khí sinh).
Bộ rễ lúa tăng dần về số lượng và chiều dài qua các thời kỳđẻ nhánh, làm đòng và thường đạt tối đa vào thời kỳ trỗ bông, sau đó lại giảm đi. Thời kỳđẻ nhánh - làm đòng bộ rễ phát triển có hình bầu dục nằm ngang. Còn thời kỳ trỗ bông, bộ rễ lúa phát triển xuống sâu có hình quả trứng ngược.
Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (0 - 20 cm là chính). Khi cấy lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh nghẹt rễ. Cấy ởđộ sâu thích hợp (3 - 5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
Lúa thấp cây có khả năng thâm canh cao cần cấy dày hơn đểđạt được mật độ tối thích. Khi cấy dày, tổng số rễ lúa tăng nên mở rộng được diện tích hút chất dinh dưỡng của quần thể ruộng lúa, nhưng diện tích dinh dưỡng của cá thể càng bị thu hẹp, trọng lượng trung bình của bộ rễ cây lúa giảm. Muốn cho cá thể sinh trưởng và phát triển tốt, cần tăng lượng phân bón tương ứng với mức độ cấy dày để phát huy hơn nữa hiệu quả của việc cấy dày và làm tăng năng suất. Mật độ cao, bón phân hợp lý là hai biện pháp bổ sung cho nhau làm cho quần thể phát triển mạnh.
* Nhánh lúa và sựđẻ nhánh của cây lúa
- Nhánh lúa là một cây lúa con mọc từ mầm nhánh trên thân cây mẹ do
đó nhánh lúa có đủ rễ, thân, lá và có thể sống độc lập, trổ bông kết hạt bình thường như cây mẹ.
- Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽđến quá trình hình thành số bông và năng suất sau này.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong điều kiện cấy 1 - 2 dảnh và cấy thưa, cây lúa có thểđẻ được 20 - 30 nhánh. Theo Bùi Huy Đáp (1980), cấy 1 dảnh ngạnh trê và cấy thưa trong vụ Mùa, giống lúa Tám có thể đẻđược 232 nhánh, trong đó có 198 nhánh thành bông. Vụ chiêm, giống Chiêm chanh đẻ được 113 nhánh, trong đó có 101 nhánh thành bông. Tuy nhiên, thông thường trên đồng ruộng, nếu cấy 4 - 5 dảnh, khóm lúa có thểđẻđược 15 - 20 nhánh, sau đó sẽ cho khoảng 12 - 15 nhánh hữu hiệu (thành bông).
Thời gian đẻ nhánh của cây lúa từ sau khi bén rễ hồi xanh đến khi làm
đốt, làm đòng. Thời gian này dài ngắn tùy thuộc vào thời vụ, giống lúa và biện pháp kỹ thuật canh tác. Thường lúa chiêm có thời gian đẻ nhánh dài hơn lúa mùa, lúa xuân. Trong một vụ, các trà cấy sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn các trà cấy muộn; Các biện pháp kỹ thuật như bón phân nhiều, bón thúc muộn, mật độ gieo cấy thưa, cây mạ non thì thời gian đẻ nhánh kéo dài hơn bón phân ít, mật độ cấy dày và cấy mạ già. Ruộng lúa gieo thẳng (gieo sạ) do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
mật độ gieo thưa nhiều so với ruộng mạ nên cây lúa cũng đẻ nhánh sớm hơn (khi có 4 - 5 lá), sau đó khi số nhánh đẻ trong quần thể tăng lên thì quá trình
đẻ nhánh cũng ngừng lại.
Trên cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ
thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hay thấp quyết định số bông/cây, ảnh hưởng
đến năng suất cuối cùng. Mật độ cấy, tuổi mạ, kỹ thuật bón phân chăm sóc,…có tác dụng đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu. Bón phân nhiều, bón muộn làm cho ruộng lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu, mặt khác cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại nhiều hơn.