Chi phí giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thành tín 2 (Trang 77)

- Sau đây là những phân tích sau về chi phí giá vốn hàng bán qua 3 năm từ năm 2011-2013

Bảng 4.7 Tình hình biến động chi phí giá vốn hàng bán qua 3 năm từ 2011-2013

Đơn vị tính:ngàn đồng

Nguồn: Tổng hợp từ những sổ sách kế toán của doanh nghiệp

2011 2012 2013 Chênh lệnh 2012/2011 Chênh lệnh 2013/2012 Số tiền (ngàn đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (ngàn đồng) Tỷ lệ (%) - Xe gắn máy: 57.097.271 48.072.027 55.963.318 (9.025.244) (15,81) 7.891.291 16,42  HONDA 74.364 0 12.615.555 (74.364) (100,00) 12.615.555 -  SYM 14.713.371 9.128.255 6.434.909 (5.585.116) (37,96) (2.693.346) (29,51)  YAMAHA 42.309.536 38.943.772 32.472.218 (3.365.764) (7,96) (6.471.554) (16,62)  PIAGGIO 0 0 4.440.636 0 - 4.440.636 - - Phụ tùng 805.477 1.229.429 2.140.977 423.952 52,63 911.548 74,14 - Phân bón 0 7.965.714 18.129.524 7.965.714 - 10.163.810 127,59 - Xe ô tô 2.618.182 825.824 578.182 (1.792.358) (68,46) (247.642) (29,99) - Xăng, dầu 4.441.311 0 0 (4.441.311) (100,00) 0 -

Nhìn chung giá vốn hàng bán của các mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh đều tăng giảm theo sự biến động doanh thu của từng mặt hàng. Năm 2012, vì doanh số của mặt hàng xe gắn máy giảm do kinh tế khó khăn ảnh hƣởng đến quyết định mua xe của khách hàng. Mặt khác, sự mở rộng hệ thống đại lý rộng khắp của các hãng xe cũng phần nào chia bớt thị phần của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp lại không có nhiều chính sách khuyến mãi thu hút khách hàng làm cho số lƣợng xe gắn máy bán ra bị tụt giảm. So với năm 2011, giá vốn hàng bán của xe gắn máy bị giảm 9.025.244 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 15,81%. Trong đó giá vốn xe của hãng Yamaha giảm 3.365.764 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 7,96%. Giá vốn xe của hãng SYM giảm 5.585.116 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 37,96% . Các dòng xe thuộc SYM có mức độ giảm chi phí giá vốn hàng bán cao nhất vì sản lƣợng bán ra thấp do chính sách quảng cáo không còn thu hút khách hàng nhƣ những năm đầu. Tƣơng tự nhƣ năm 2012, năm 2013 tình hình cũng không có nhiều biến đổi, lƣợng xe SYM bán đƣợc cũng tiếp tục giảm làm cho giá vốn hàng bán của dòng xe này giảm 2.693.346 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 29,51%. Cũng nhƣ xe của hãng SYM, chi phí giá vốn xe của hãng Yamaha cũng giảm 6.471.554 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 16,62% do năm 2013 dòng xe Yamaha Cuxi đã không còn thu hút khách hàng nữa, sau một thời gian sử dụng xe đã bộc lộ nhiều yếu điểm trong khi vận hành nên rất nhiều ngƣời không còn thích dòng xe này nữa làm cho số lƣợng xe này bán đƣợc khá ít kéo theo chi phí giá vốn của mặt hàng xe Yamaha bị tụt giảm so với năm 2012, mặc dù giảm nhƣng chi phí giá vốn hàng bán xe của hãng Yamaha vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí giá vốn hàng bán của mặt hàng xe gắn máy từ năm 2011-2013. Chi phí giá vốn của dòng xe hãng Yamaha và SYM năm 2013 giảm, nhƣng chi phí giá vốn của mặt hàng xe gắn máy trong năm này lại tăng. Nguyên nhân làm tăng chi phí giá vốn hàng bán là do năm 2013 doanh nghiệp kinh doanh thêm xe của hãng Honda và hãng Piaggio. Đồng thời doanh nghiệp những chính sách khuyến mãi nhƣ tặng quà.. để góp phần thu hút khách hàng mua xe, do đó chi phí giá vốn của mặt hàng xe Honda đạt 12.615.555 ngàn đồng. Với thiết kế sang trọng, mẫu mã đẹp nhƣ dòng xe Liberty… dù mới kinh doanh nhƣng số lƣợng khách hàng mua dòng xe này của hãng Piaggio cũng khá nhiều làm chi phí giá vốn của mặt hàng này đạt 4.440.636 ngàn đồng. Do dòng xe của hai hãng Honda và Piaggio kinh doanh khá thuận lợi nên chi phí giá vốn của mặt hàng xe gắn máy vào năm 2013 tăng thêm 7.891.291 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 16,42% so với năm 2012.

Năm 2012 doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh phân bón, số lƣợng hợp đồng mua phân bón từ các công ty kinh doanh phân bón cũng nhiều, làm chi

phí giá vốn của mặt hàng này đạt 7.965.714 ngàn đồng. Nhờ chất lƣợng tốt, đem lại hiệu quả cao cho cây trồng nên số lƣợng khách hàng mua mặt hàng này vào năm 2013 đã tăng lên rất nhiều so với năm 2012, do đó số lƣợng hợp đồng mua phân bón với số lƣợng lớn cũng nhiều hơn so với năm 2012, điều này đã làm cho giá vốn hàng bán của mặt hàng này tăng 10.163.810 ngàn đồng, tăng 127,59% so với năm 2012.

Đối với phụ tùng: Do nhu cầu bảo trì và sửa chữa thay vì mua xe mới của khách hàng ngày càng cao, cùng với chất lƣợng dịch vụ sửa chữa bảo trì ngày càng đƣợc nâng cao nên số lƣợng khách hàng đến sửa chữa bảo trì hay mua lẻ ngày càng nhiều do đó số lƣợng phụ tùng thay thế và bán lẻ của doanh nghiệp tăng liên tục từ năm 2011-2013 làm chi phí giá vốn của mặt hàng này cũng tăng theo. Năm 2012, chi phí giá vốn của mặt hàng này tăng 52,63% và tiếp tục tăng 74,14% vào năm 2013.

Đối với xe ô tô, vì đây là mặt hàng xa xỉ nên số lƣợng ngƣời mua xe ô tô cũng ít, do kinh tế khó khăn ảnh hƣởng đến quyết định mua xe của khách hàng nên số lƣợng khách hàng đặt hàng mua xe năm 2012 đã giảm so với năm 2011, làm cho chi phí giá vốn năm này đã giảm 1.792.358 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 68,46%. Cùng với đó đây không phải là mặt hàng chính của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cũng không có các chính sách thu hút khách hàng nên số lƣợng xe bán đƣợc hàng năm cũng không nhiều nên số lƣợng xe cũng không ảnh hƣởng nhiều đến sự biến động chi phí giá vốn hàng bán của mặt hàng này. Nguyên nhân chủ yếu là do giá mua vào của các loại xe có sự chênh lệch với nhau nên năm 2013 chi phí giá vốn của xe ô tô chỉ giảm 247.642 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 29,99%.

- Sau đây là những phân tích sâu về tình hình biến động chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014:

Bảng 4.8 Tình hình biến động chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của doanh nghiệp

Đơn vị tính: ngàn đồng

6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2014 Số tiền (ngàn đồng) Tỷ lệ (%) - Xe gắn máy: 22.706.354 30.861.274 8.154.920 35,91 HONDA 3.220.900 12.244.664 9.023.764 280,16 SYM 3.194.727 2.682.091 (512.636) (16,05) YAMAHA 15.057.091 13.089.792 (1.967.299) (13,07) PIAGGIO 1.233.636 2.844.727 1.611.091 130,60 - Phụ tùng 1.093.275 1.342.283 249.008 22,78 - Phân bón 18.139.524 0 (18.139.524) (100,00) - Xe ô tô 578.182 672.728 94.546 16,35

Từ bảng 4.8 tình hình biến động chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của doanh nghiệp, ta có thể thấy giá vốn hàng bán của các mặt hàng có sự tăng giảm rõ rệt. So với 6 tháng đầu năm 2013, giá vốn hàng bán của xe gắn máy 6 tháng đầu năm 2014 chiếm gần 31 tỷ đồng trong tổng chi phí giá vốn hàng bán, tăng 35,91% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân chính là do chi phí giá vốn hàng bán của các dòng xe máy hãng Honda tăng mạnh so với năm 6 tháng đầu năm 2013. Chi phí giá vốn hàng bán của các dòng xe máy Honda đã tăng 9.023.764 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng hơn 280%. Đây là một mức tăng kỉ lục của doanh nghiệp. Bên cạnh sự tăng trƣởng của chi phí giá vốn hàng bán của dòng xe Honda thì sự tăng trƣởng của chi phí giá vốn hàng bán của dòng xe Piaggio cũng đã góp phần làm tăng chi phí giá vốn của mặt hàng xe gắn máy vào 6 tháng đầu năm 2014. So với sáu tháng đầu năm 2013, số lƣợng xe của hãng Honda và xe của hãng Piaggio tiêu thụ đã tăng cao, đặc biệt là dòng xe SH của hãng Honda và Vespa của hãng Piaggio. Với mẫu mã đẹp cùng với tiết kiệm nhiên liệu cùng với ảnh hƣởng của các chính sách khuyến mãi, tặng quà, cũng nhƣ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp nên số lƣợng xe SH 125i, SH 150i tiêu thụ đƣợc vào 6 tháng đầu năm 2014 là hơn 80 chiếc và số lƣợng xe Vespa tiêu thụ đƣợc là hơn 40 chiếc, thay vì xe SH và Vespa chỉ bán đƣợc tầm 10 chiếc vào cùng kỳ năm ngoái. Do đã từ lâu, chiếc xe Honda SH ở Việt Nam đƣợc xem là thƣớc đo thể hiện đẳng cấp, địa vị, công việc của nhiều ngƣời. Bên cạnh đó do nhu cầu ngày càng cao nên có rất nhiều ngƣời chọn mua dòng xe này và dòng xe của hãng Piaggio thay vì mua các dòng xe của hãng Yamaha và SYM, làm cho chi phí giá vốn hàng bán các dòng xe của hãng Yamaha và hãng xe SYM vào 6 tháng đầu năm 2014 bị sụt giảm.

Đối với phân bón, do 6 tháng đầu năm 2014 doanh nghiệp không nhận đƣợc hợp đồng đặt hàng từ các công ty kinh doanh phân bón trong vùng nên doanh nghiệp không phát sinh chi phí giá vốn phân bón trong thời gian này.

Đối với phụ tùng, do chất lƣợng của dịch vụ sửa chữa bảo trì ngày càng đƣợc nâng cao, số lƣợng khách hàng đến sửa chữa, bảo trì thay phụ tùng ngày càng nhiều cùng với việc doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng chính hãng nên số lƣợng khách hàng mua lẻ mặt hàng này cũng tăng. Đặc biệt là trong tháng 1 năm 2014, doanh nghiệp có tổ chức kiểm tra xe miễn phí cho khách hàng, doanh nghiệp không thu tiền công mà chỉ thu tiền phụ tùng. Nhờ vậy mà số lƣợng phụ tùng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên làm chi phí giá vốn hàng bán của mặt hàng phụ tùng 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 249.008 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 22,78%.

Đối với xe ô tô thì mặt hàng này phân tích tƣơng tự nhƣ phân tích ở phần chi phí giá vốn hàng bán của mặt hàng này ở phần phân tích chi phí giá vốn xe ô tô từ năm 2011-2013 ở phía trên.

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thành tín 2 (Trang 77)