Sau đây là một số phân tích sâu về doanh thu bán hàng theo từng mặt hàng của doanh nghiệp từ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
TK5113 13.147.778.910 13.204.478.763 5.935.939 TK 632 TK 5111 TK 421 TK 6421 TK 8211 TK 911 110.030.998 21.045.600 80.312.684
Bảng 4.1 Giá trị và tỷ trọng các khoản doanh thu bán hàng của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2011-2013
2011 2012 2013
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
(ngàn đồng) (%) (ngàn đồng) (%) (ngàn đồng) (%) Xe gắn máy 57.229.373 87,67 48.165.891 82,54 56.085.036 72,84 Phụ tùng 819.232 1,25 1.244.805 2,13 2.170.174 2,82 Phân bón 0 0 7.989.000 13,69 18.166.810 23,59 Xe ô tô 2.778.273 4,26 953.759 1,63 580.727 0,75 Xăng, dầu 4.452.991 6,82 0 0 0 0 Tổng 65.279.869 100 58.353.455 100 77.002.747 100
Từ bảng 4.1 giá trị và tỷ trọng các khoản doanh thu bán hàng của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2011-2013, ta có thể thấy doanh thu bán xe gắn máy của doanh nghiệp hằng năm luôn chiếm trên 70% tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp năm đó, còn các mặt hàng khách chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cụ thể nhƣ sau:
-Năm 2011, việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi nên doanh thu bán hàng đạt đƣợc 65.279.869 ngàn đồng. Trong đó, doanh thu bán xe gắn máy đạt 57.229.373 ngàn đồng, chiếm 87,67%, còn các khoản doanh thu từ việc kinh doanh xăng dầu, xe ô tô, phụ tùng lần lƣợt lƣợt chiếm 6,82%, 4,26% và 1,25% trong tổng doanh thu bán hàng năm 2011. Đặc biệt năm này doanh nghiệp không kinh doanh phân bón nên không có doanh thu từ kinh doanh phân bón.
-Đến năm 2012, việc kinh doanh không còn thuận lợi nữa, trong khu vực xuất hiện nhiều công ty bán xe gắn máy cạnh tranh với doanh nghiệp do đó số lƣợng xe bán ra đã bị giảm làm cho doanh thu bán hàng của doanh nghiệp cũng bị giảm. Doanh thu bán hàng năm này chỉ đạt 58.353.455 ngàn đồng. Trong đó: doanh thu do kinh doanh xe gắn máy mang lại là 48.165.891 ngàn đồng, chiếm 82,54%. Năm 2012, doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh phân bón thông qua các hợp đồng đặt hàng của các công ty kinh doanh phân bón trong vùng, doanh thu từ việc kinh doanh mặt hàng này đạt 7.989.000 ngàn đồng, chiếm 13,69% tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Đây có thể coi là một khởi đầu khá thuận lợi của việc kinh doanh mặt hàng này. Chiếm tỷ trọng không nhiều trong doanh thu bán hàng năm 2012 là doanh thu từ việc kinh doanh xe ô tô và phụ tùng. Doanh thu của hai mặt hàng này lần lƣợt là 953.759 ngàn đồng và 1.244.805 ngàn đồng. Chiếm tỷ trọng lần lƣợt trong doanh thu bán hàng là 1,63% và 2,13%.
-Đến năm 2013, việc kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu tăng trƣởng mạnh trở lại khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh hai mặt hàng mới đó là xe gắn máy của hãng Honda và của hãng Piaggio, và doanh số hai mặt hàng này mang lại khá cao. Bên cạnh đó việc kinh doanh phân bón cũng rất thuận lợi mang lại doanh số cũng rất cao. Nhờ vậy doanh thu bán hàng năm 2013 của doanh nghiệp đạt một con số là rất cao lên đến 77.002.747 ngàn đồng. Trong đó: doanh thu bán xe gắn máy đạt 56.085.036 ngàn đồng, chiếm 72,84% trong tổng doanh thu bán hàng năm 2013. Doanh thu do kinh doanh phân bón đạt 18.166.810 ngàn đồng, chiếm 23,59% tổng doanh thu bán hàng năm 2013. Chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng năm 2013 là doanh thu từ kinh doanh phụ tùng và xe ô tô. Doanh số của hai mặt hàng này
lần lƣợt là 2.170.174 ngàn đồng và 580.727 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 2,82% và 0,75% trong tổng doanh thu bán hàng năm 2013.
Tỷ trọng từng loại doanh thu của từng mặt hàng từ năm 2011-2013 sẽ đƣợc thể hiên qua sơ đồ sau:
Nguồn: Tác giả tự vẽ
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng trong doanh thu bán hàng của DNTN Thành Tín 2 qua 3 năm từ năm 2011-2013
Qua hình trên ta có thể thấy rõ doanh thu từ việc kinh doanh xe gắn máy luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp qua 3 năm từ năm 2011-2013. Bên cạnh đó, phân bón cũng là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu bán hàng năm 2012 và năm 2013. Các mặt hàng còn lại chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp trong tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp qua 3 năm 2011-2013.
Bảng 4.2 Tình hình biến động doanh thu bán hàng của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2011-2013 Đơn vị tính: ngàn đồng 2011 2012 2013 Chênh lệnh 2012/2011 Chênh lệnh 2013/2012 Số tiền (ngàn đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (ngàn đồng) Tỷ lệ (%) - Xe gắn máy: 57.229.373 48.165.891 56.085.036 (9.063.482) (15,84) 7.919.145 16,44 + HONDA 74.545 0 12.650.264 (74.545) (100,00) 12.650.264 - + SYM 14.730.819 9.140.364 6.443.300 (5.590.455) (37,95) (2.697.064) (29,51) + YAMAHA 42.424.009 39.025.527 32.529.290 (3.398.482) (8,01) (6.496.237) (16,63) + PIAGGO 0 0 4.462.182 0 - 4.462.182 - - Phụ tùng 819.232 1.244.805 2.170.174 425.573 51,95 925.369 74,34 - Phân bón 0 7.989.000 18.166.810 7.989.000 - 10.177.810 127,40 - Xe ô tô 2.778.273 953.759 580.727 (1.824.514) (65,67) (373.032) (39,11) - Xăng, dầu 4.452.991 0 0 (4.452.991) (100,00) 0 -
Từ bảng 4.2 tình hình biến động doanh thu bán hàng của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2011-2013, ta có thể thấy doanh thu bán hàng của từng mặt hàng trong 3 năm từ năm 2011-2013 tăng giảm không ổn định, có năm phát sinh có năm không phát sinh. Cụ thể:
-So với năm 2011, doanh thu do kinh doanh xe gắn máy năm 2012 mang lại là 48.165.891 ngàn đồng, giảm 9.063.482 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 15,84%. Do trong năm này doanh thu từ kinh doanh xe gắn máy của hãng SYM bị giảm mạnh, doanh thu từ kinh doanh xe của hãng này chỉ đạt 9.140.364 ngàn đồng, giảm 5.590.455 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 37,95%. Bên cạnh đó, doanh thu từ kinh doanh xe gắn máy của hãng Yamaha bị giảm mất 3.398.482 ngàn đồng so với năm 2011, tƣơng đƣơng giảm 8,01%. Tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hƣởng đến quyết định mua xe của khách hàng, các hãng xe lại không cho ra đời các mẫu xe mới mà chỉ thay đổi một số thiết kế nhƣ về tem xe, cùng với việc các chính sách quảng cáo không còn thu hút nữa, doanh nghiệp lại không có nhiều chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng mua xe, từ đó làm cho doanh thu từ việc kinh doanh xe gắn máy bị giảm. Đến năm 2013, doanh thu bán xe gắn máy đạt 56.085.036 ngàn đồng, tăng 7.919.145 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 16,44% so với năm 2012. Doanh thu bán xe Honda, mặt hàng mà đến năm 2013 doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh do chính sách đặt hàng của Honda nên năm trƣớc doanh nghiệp không lấy hàng về kinh doanh mang lại doanh số đến 12.650.264 ngàn đồng, cùng với kinh doanh xe của hãng Piaggio cũng mang lại doanh số 4.462.182 ngàn đồng. Đây là nguyên nhân làm tăng doanh thu của xe gắn máy năm 2013. Xe gắn máy của hãng Honda và hãng Piaggio dù mới kinh doanh nhƣng lại rất thuận lợi. Năm 2013 Honda tung ra mẫu SH mode và phiên bản Air Blade 125 Magnet… Hãng Piaggio cũng đã cho ra mắt 2 mẫu xe Vespa LXV 3V i.e và Liberty 3V i.e mới… Với mẫu mã đẹp và giá cả cũng phải chăng nên các dòng xe này đƣợc nhiều ngƣời mua, từ đó làm tăng doanh thu xe gắn máy năm 2013. Việc kinh doanh thuận lợi các dòng xe của hãng Honda và Piaggio trong năm 2013, điều này tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh xe gắn máy của hai hãng này trong các năm tới. Bên cạnh doanh thu do kinh doanh xe của hãng Honda và hãng Piaggio mang lại thì doanh thu từ kinh doanh xe của hãng Yamaha và SYM cũng mang lại doanh số cao nhƣng lại giảm so với năm 2012. Doanh thu từ xe Yamaha đạt 32.529.290 ngàn đồng, giảm 6.496.237 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 16,63%. Doanh thu từ xe SYM là 6.443.300 ngàn đồng, giảm 2.697.064 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 29,51%. Do năm này doanh nghiệp chỉ lo thực hiện các chính sách khuyến mãi, tặng quà.. để thu hút khách hàng đến mua xe của hãng Honda và hãng Piaggio mà doanh nghiệp mới kinh doanh, ít thực hiện chính sách thu hút khách hàng mua
xe của hai hãng này nên doanh số xe của hai hãng kia mới bị giảm, mặc dù vậy nhƣng doanh số của hai hãng xe này cũng rất cao, đặc biệt là Yamaha, qua đây cho thấy xe Yamaha cũng đƣợc rất nhiều khách hàng ƣa chuộng.
-Năm 2012, doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh phân bón thông qua các hợp đồng với các công ty kinh doanh phân bón, theo hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ mua phân bón có nguồn gốc từ nƣớc ngoài về sang lại cho các công ty này kinh doanh rồi doanh nghiệp sẽ hƣởng chênh lệch từ giá mua về và giá bán lại, do đó doanh thu từ phân bón sẽ phụ thuộc vào khách hàng, nếu khách hàng đặt hàng thì doanh nghiệp mới phát sinh doanh thu bán phân bón. Năm 2012, doanh thu từ việc kinh doanh mặt hàng này đạt 7.989.000 ngàn đồng. Đây có thể coi là một khởi đầu khá thuận lợi của việc kinh doanh mặt hàng này. Đến năm 2013, phân bón mang lại doanh số cũng rất cao. Năm 2013 mặt hàng này đạt 18.166.810 ngàn đồng, 10.177.810 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 127,4% so với năm 2012. Nguyên nhân doanh thu phân bón tăng là do vào năm 2012 phân bón mà doanh nghiệp mua về sang lại cho các công ty kinh doanh phân bón kinh doanh đƣợc ngƣời dân rất ƣa chuộng nhờ chất lƣợng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên đến năm 2013 số lƣợng hợp đồng mua phân bón với số lƣợng lớn mà doanh nghiệp nhận đƣợc từ các công ty kinh doanh phân bón đã tăng, làm cho doanh thu phân bón năm 2013 của doanh nghiệp tăng theo.
-So với năm 2011, doanh thu từ phụ tùng năm 2012 đạt 1.244.805 ngàn đồng, tăng 425.573 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 51,95%. Đến năm 2013, doanh thu từ phụ tùng có sự tăng mạnh khi đạt 2.170.174 ngàn đồng, tăng 925.369 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 74,34% so với năm 2012. Do doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng chính hãng với chất lƣợng tốt nhất, cùng với chất lƣợng dịch vụ sửa chữa bảo trì tốt nên số lƣợng khách hàng đến sửa chữa và bảo trì càng ngày càng nhiều, cùng với đó số lƣợng khách đến mua lẻ cũng nhiều làm cho doanh số của mặt hàng này năm 2012, 2013 tăng cao.
-Từ năm 2011-2013, doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô không đƣợc thuận lợi, khi khách hàng muốn mua xe ô tô thì khách hàng phải đặt hàng trƣớc, sau đó doanh nghiệp mới đem xe về bán lại cho khách hàng. Với lại xe ô tô là mặt hàng xa xỉ nên ít ngƣời mua mặt hàng này. Do đó doanh số của mặt hàng này chỉ đạt 953.759 ngàn đồng vào năm 2012, giảm 1.824.514 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 65,67% so với năm 2011 và chỉ đạt 580.727 ngàn đồng, giảm 373.032 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 39,11% so với năm 2012.
-Năm 2012, doanh nghiệp không kinh doanh xăng dầu nữa do giải thể chi nhánh kinh doanh xăng dầu nên từ năm 2012 trở đi không còn phát sinh doanh số của mặt hàng này nữa.
Bảng 4.3 Tình hình biến động doanh thu bán hàng của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: ngàn đồng 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 C/L 6 tháng đầu năm 2013/2014 Số tiền (ngàn đồng) Tỷ lệ (%) - Xe gắn máy: 22.746.127 30.936.438 8.190.311 36,01 HONDA 3.230.400 12.282.273 9.051.873 280,21 SYM 3.198.364 2.685.000 (513.364) (16,05) YAMAHA 15.073.182 13.103.256 (1.969.926) (13,07) PIAGGIO 1.244.181 2.865.909 1.621.728 130,35 - Phụ tùng 1.103.751 1.342.282 238.531 21,61 - Phân bón 18.166.810 0 (18.166.810) (100,00) - Xe ô tô 580.727 677.273 96.546 16,63
Nguồn: Tổng hợp từ những sổ sách kế toán của doanh nghiệp
Qua bảng 4.3 tình hình biến động doanh thu bán hàng của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ta có thể thấy gần nhƣ doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 của các mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh điều tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Ngoại trừ mặt hàng phân bón, mặt hàng này 6 tháng đầu năm 2014 không có phát sinh doanh thu mà đến quý 3 năm 2014 mới phát sinh doanh thu. Cụ thể nhƣ sau:
-Doanh thu do kinh doanh xe gắn máy trong 6 tháng đầu năm 2014 đem lại là 30.936.438 ngàn đồng, tăng 8.190.311 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 36,01%. Trong đó doanh thu từ bán xe của hãng Honda mang lại 12.282.273 ngàn đồng, tăng 9.051.873 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 280,21%. Đây là nguyên nhân chính làm tăng doanh số của mặt hàng xe gắn máy. Doanh thu từ bán xe của hãng Honda tăng là do Honda từ trƣớc đến nay vẫn nổi tiếng là hãng xe có chất lƣợng cao, tiết kiệm xăng nên đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Đặc biệt đầu năm 2014, Honda cho ra mắt phiên bản mới của các
dòng xe Honda Air Blade, Wave RSX, Future… Các mẫu xe này đã nhanh chóng thu hút đƣợc nhiều khách hàng. Cùng với các dòng xe trên, dòng xe Honda SH 125i và SH 150i của Honda cũng đƣợc nhiều ngƣời mua. Bên cạnh đó ngoài chính sách tặng hàng khuyến mãi, hãng còn có các quảng cáo rầm rộ trên tivi nên thu hút một lƣợng đông đảo khách hàng ở mọi lứa tuổi, do đó doanh thu do dòng xe này mang lại có đƣợc mức tăng trƣởng cao nhƣ vậy. Cũng nhƣ doanh thu từ bán xe của hãng xe Honda, doanh thu từ bán xe hãng Piaggio vào 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013. Doanh số của mặt hàng này là 2.865.909 ngàn đồng, tăng 1.621.728 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 130,35%. Do giá xe của hãng này cũng khá mềm, mẫu mã đẹp, bắt mắt và đáp ứng đƣợc sự thỏa mãn nhu cầu về cơ sở vật chất ngày càng cao của khách hàng nên số lƣợng khách hàng mua xe của hãng này ngày càng nhiều, đặc biệt là dòng xe Vespa Primavera 125. Điều này đã góp phần làm tăng trƣởng doanh thu từ việc kinh doanh xe của hãng này. Trong khi đó các dòng xe của hãng Yamaha và hãng SYM lại có sự suy giảm về doanh số. Mặc dù doanh số của các dòng xe hãng Yamaha đạt đƣợc là 13.103.256 ngàn đồng, nhƣng vẫn giảm 1.969.926 ngàn đồng, tƣơng đƣơng giảm 13,07% so với 6 tháng đầu năm 2013. Cùng với đó doanh số của các dòng xe hãng SYM cũng giảm 16,05%. Nguyên nhân chủ yếu là do các quảng cáo của hai hãng này không còn thu hút đƣợc nhiều khách hàng nữa, thay vào đó nhiều khách hàng đã bị các chính sách khuyến mãi, tặng quà hay quảng cáo của hãng Honda thu hút nên họ chuyển sang mua xe của hãng Honda nhiều hơn.
-Do nhu cầu bảo dƣỡng, sửa chữa bảo trì xe máy ngày càng cao, cùng với việc khách hàng mua lẻ phụ tùng xe gắn máy càng nhiều, nhờ vậy doanh thu từ mua bán phụ tùng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1.342.282 ngàn đồng, tăng 238.531 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 21,61% so với 6 tháng đầu năm 2013.
-Doanh thu do bán xe ô tô mang lại cũng không cao, chỉ đạt 677.273 ngàn đồng, tăng 96.546 ngàn đồng, tƣơng đƣơng tăng 16,63%. Sở dĩ tăng là do giá bán ra của các loại xe ô tô đều khác nhau, dẫn đến có sự chênh lệch doanh thu, chứ không phải là do bán ra đƣợc nhiều xe hơn. Trong kỳ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 doanh nghiệp chỉ bán đƣợc một xe trên một kỳ mà thôi.