4.1.1 Tình hình huy động vốn TGTK của các ngân hàng
Trong bài luận văn này, tác giả chọn phân tích dữ liệu 10 NHTM đại diện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là: ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam (VietinBank), ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB), ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – EIB), ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB). Đây là nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong ngành ngân hàng tính đến 31/12/2014.
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của các NHTM điều tra năm 2014 - 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng STT NGÂN HÀNG TỔNG VỐN HUY ĐỘNG HUY ĐỘNG TỪ KHCN TVHĐ 2014 – 2013 HĐ KHCN 2014 - 2013 2014 2013 2014 2013 (+)/(-) % (+)/(-) % 1 VietinBank 595.094 511.670 236.752 198.836 83.424 14,02 37.916 16,02 2 BIDV 501.909 372.156 248.962 203.583 129.753 25,85 45.379 18,23 3 VCB 422.204 334.259 226.222 173.142 87.945 20,83 53.080 23,46 4 Sacombank 167.898 140.770 137.279 109.747 27.128 16,16 27.532 20,06 5 Eximbank 101.380 82.650 65.821 51.687 18.730 18,48 14.134 21,47 6 SCB 198.505 147.098 184.914 144.106 51.407 25,90 40.808 22,07 7 MB 167.609 136.089 66.245 50.031 31.520 18,81 16.214 24,48 8 ACB 164.025 150.988 127.620 115.094 13.037 7,95 12.526 9,82 9 Techcombank 131.690 119.978 87.801 79.005 11.712 8,89 8.796 10,02 10 SHB 155.496 130.952 68.905 53.828 24.544 15,78 15.077 21,88
31
Biểu đồ 4.1: Tình hình vốn huy động các NHTM năm 2014 - 2013
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả)
Biểu đồ 4.2: Tình hình vốn huy động từ KHCN các NHTM năm 2014 - 2013
(Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả) Thông qua bảng 4.1, biểu đồ 4.1 và biểu đồ 4.2, ta thấy tình hình huy động vốn của hầu hết các NHTM trên trong năm 2014 đều có xu hướng tăng. Trong đó tăng mạnh nhất là SCB với 25,90%.
32
4.1.2 Tình hình huy động TGTK của các NH trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh Bảng 4.2: Vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Bảng 4.2: Vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 – 01/11/2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 23/06/2015
Tổng số VHĐ 1.127.900 1.289.700 1.370.600 Chia theo loại ngân hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần 636.136 744.157 763.424 Các loại hình ngân hàng khác 491.764 543.543 607.176
Chia theo loại tiền gửi
Bằng Việt Nam đồng 947.436 1.085.531 1.163.639
Trong đó
Tiết kiệm 519.195 706.947 770.277
Bằng ngoại tệ 180.464 202.169 206.961
(Nguồn: Tổng cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh) Năm 2013, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đạt 1.127,9 nghìn tỷ đồng tăng 10,2% so cuối năm 2012. Vốn huy động của các NH TMCP chiếm 56,4% tổng vốn huy động. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 16,0%. Vốn huy động VNĐ chiếm 84,0% tổng vốn huy động. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm 54,8%, tăng 65,7% so với cùng kỳ.
Năm 2014, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đạt 1.289,7 nghìn tỷ đồng so với tháng cùng kỳ tăng 14,3%. Vốn huy động của các NHTM cổ phần chiếm 55,7% tổng vốn huy động, tăng 12,8% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 15,7% tổng vốn huy động, tăng 12,0% so tháng cùng kỳ; vốn huy động VNĐ chiếm 84,3% tổng vốn huy động, tăng 14,8% so tháng cùng kỳ. Tiền gửi tiết kiệm chiếm 54,9%, tăng 14,5% so với tháng cùng kỳ.
Tháng 06/2015, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đạt 1.370,6 ngàn tỷ đồng tăng 16,9% so với tháng cùng kỳ. Vốn huy động của các NHTM cổ phần
33
chiếm 55,7% tổng vốn huy động, tăng 15,8% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 15,1%, tăng 19,1% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 84,9% tổng vốn huy động, tăng 16,5% so tháng cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm 56,2% tổng vốn huy động, tăng 15,7% so với tháng cùng kỳ
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, TGTK ngân hàng vẫ được nhiều người lựa chọn. Vì đây được xem là kênh đầu tư hiệu quả và an toàn nhất hiện nay trong khi thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động, thị trường vàng lại đang bị siết chặt. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với mọi ngân hàng và nhất là ở những ngân hàng nhỏ. Khi lãi suất tiết kiệm chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng nhà nước (NHNN), ít có sự chênh lệch giữa các NH thì khách hàng có xu hướng lựa chọn những NH lớn, có uy tín và thương hiệu để gửi tiền.
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
4.2.1 Mô tả bộ mẫu nghiên cứu (Xem phụ lục 6):
Để phục vụ bài nghiên cứu, tác giả phát ra 300 bảng phiếu khảo sát khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và thu về được 267 bảng. Sau khi loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu và tiến hành làm sạch dữ liệu, tác giả có được bộ dữ liệu sơ cấp với 235 quan sát đưa vào nhập liệu.
Thông qua bộ dữ liệu cho thấy tỉ lệ giữa nam và nữ không chênh lệch quá cao,
nam chiếm 48,5% và nữ chiếm 51,5%.
Kết quả thống kê mẫu phân chia theo độ tuổi 18 tuổi đến 22 tuổi chiếm 0%,
phần lớn đáp viên nằm ở độ tuổi trên 22 đến 30 chiếm 52,8% và từ trên 30 đến 60 chiếm 45,1%, rất ít trên 60 tuổi chiếm 2,1%. Như vậy, có thể thấy theo khảo sát này thì những khách hàng đang trong độ tuổi lao động còn trẻ, đang làm việc có nhu cầu gửi tiết kiệm nhiều nhất.
Về trình độ học vấn, thì có tới 75,3% đáp viên học đại học/trên đại học, trung
cấp/cao đẳng chiếm 18,3% và phổ thông chỉ chiếm 6,4%.
Về nghề nghiệp, chiếm nhiều nhất số lượng bản câu hỏi là nhân viên cơ quan tư
nhân với 65,5%, tiếp đến là khác (nội trợ, nghỉ hưu…) chiếm 13,6%, nhà quản lý chiếm 10,2%, tự kinh doanh buôn bán chiếm 8,1% và nhân viên cơ quan nhà nước chỉ chiếm 2,6%.
34
Về thu nhập: Theo mẫu khảo sát thì đối tượng chủ yếu tập trung ở những người
có thu nhập bình quân từ trên 5 đến 10 triệu chiếm 45,1%, trên 10 đến 20 triệu chiếm 34,9%, từ 3 đến 5 triệu chiếm 12,8% và trên 20 triệu chiếm 7,2%.
Về gia đình: Không có sự chênh lệch nhiều ở người độc thân và có gia đình
theo mẫu khảo sát này. Số người độc thân chiếm 53,2% và có gia đình chiếm 46,8%.
4.2.2 Đánh giá thang đo
4.2.2.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo các thành phần yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NHTM để GTTK của khách hàng cá nhân (KHCN) và các thành phần quyết định lựa chọn NHTM được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3: Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo các thành phần yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NHTM để GTTK của KHCN và các thành phần quyết định lựa chọn NHTM
Biến
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Cơ sở vật chất (Cronbach’s Alpha = 0,785)
CSVC1 10,94 4,469 0,567 0,745 CSVC2 10,96 4,426 0,665 0,694 CSVC3 10,77 4,876 0,620 0,722 CSVC4 10.83 4,663 0,528 0,768
Sự giới thiệu (Cronbach’s Alpha = 0,835)
SGT1 10,557 4,581 0,696 0,778 SGT2 10,485 4,644 0,643 0,804 SGT3 10,617 4,673 0,708 0,772 SGT4 10,774 5,406 0,631 0,810 Uy tín (Cronbach’s Alpha = 0,860) UT1 11,51 5,388 0,709 0,821 UT2 11,44 5,794 0,726 0,816 UT3 11,45 5,291 0,749 0,804 UT4 11,40 5,703 0,649 0,846
Chất lượng nhân viên (Cronbach’s Alpha = 0,885)
CLNV1 19,16 11,808 0,691 0,866 CLNV2 18,91 11,894 0,696 0,865 CLNV3 18,93 11,341 0,745 0,857 CLNV4 18,79 11,781 0,740 0,858
35
CLNV5 18,84 12,467 0,581 0,883 CLNV6 18,99 11,517 0,733 0,859
Sự thuận tiện (Cronbach’s Alpha = 0,857)
STT1 10,85 7,310 0,705 0,816 STT2 10,55 7,240 0,691 0,822 STT3 10,58 7,031 0,774 0,785 STT4 10,60 8,164 0,637 0,843
Khuyến mãi (Cronbach’s Alpha = 0,834)
KM1 11,04 5,370 0,616 0,811 KM2 11,09 4,983 0,716 0,766 KM3 11,06 5,104 0,676 0,785 KM4 11,03 5,358 0,648 0,797
Lợi ích tài chính (Cronbach’s Alpha = 0,903)
LITC1 10,89 8,343 0,764 0,881 LITC2 10,62 8,263 0,764 0,881 LITC3 10,57 7,802 0,802 0,868 LITC4 10,65 8,399 0,804 0,868
Quyết định lựa chọn NHTM (Cronbach’s Alpha = 0,725)
QD1 11,37 2,130 0,445 0,703 QD2 11,55 1,719 0,586 0,619 QD3 11,61 1,726 0,557 0,637 QD4 11,56 1,880 0,476 0,687
(Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả rút từ phụ lục 4)
Thành phần Cơ sở vật chất (bảng số 2, phụ lục 4): có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,785 đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo thành phần cơ sở vật chất đạt yêu cầu và các biến quan sát được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá EFA.
Thành phần Sự giới thiệu (bảng số 3, phụ lục 4): có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,835 khá cao so với mức đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo thành phần sự giới thiệu đạt yêu cầu và các biến quan sát được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá EFA.
Thành phần Uy tín (bảng số 4, phụ lục 4): có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,860 khá cao so với mức đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo thành phần này đạt yêu cầu và các biến quan sát được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá EFA.
36
Thành phần Chất lượng nhân viên (bảng số 5, phụ lục 4): có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,885 khá cao so với mức đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo thành phần này đạt yêu cầu và các biến quan sát được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá EFA.
Thành phần Sự thuận tiện (bảng số 6 và bảng số 7, phụ lục 4): Ban đầu, thành phần sự thuận tiện có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,798 đạt yêu cầu. Tuy nhiên, ở cột Scale if item deleted (Alpha nếu loại biến này) của biến STT5 – ”Có thể giao dịch tại nhà qua ngân hàng điện tử” là 0,857 > Cronbach’s Alpha. Vì vậy, tác giả sẽ loại bỏ biến STT5 (theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)). Sau khi điều chỉnh, ta thấy Cronbach’s Alpha là 0,857 khá cao so với mức đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo thành phần này đạt yêu cầu và các biến quan sát STT1, STT2, STT3, STT4 được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá EFA.
Thành phần Khuyến mãi (bảng số 8, phụ lục 4): có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,834 khá cao so với mức đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo thành phần này đạt yêu cầu và các biến quan sát được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá EFA.
Thành phần Lợi ích tài chính (bảng số 9, phụ lục 4): có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,903 khá cao so với mức đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo thành phần này đạt yêu cầu và các biến quan sát được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá EFA.
Thành phần Quyết định lựa chọn NHTM (bảng số 10, phụ lục 4): có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,725 đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo thành phần này đạt yêu cầu và các biến quan sát được sử dụng cho phân tích yếu tố khám phá EFA.
4.2.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) Exploratory Factor Analysis)
Phân tích yếu tố EFA cho các thang đo thành phần
Phân tích yếu tố khám phá EFA được thực hiện với 30 biến của thang đo thành phần. Phân tích yếu tố được xem là thích hợp khi: giá trị hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) lớn hơn 0,5, các hệ số tải yếu tố (Fator loading) nhỏ hơn 0,5 bị loại, điểm dừng
37
khi eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)).
Kết quả thu được từ phân tích yếu tố lần một với: KMO = 0,835, sig. = 0,000
(bảng 11, phụ lục 5) chỉ số KMO đạt điều kiện để phân tích yếu tố, giá trị eigenvalue lớn hơn 1 với phương pháp rút trích được bảy yếu tố, với phương sai trích là 69,365 %
đạt yêu cầu (bảng 12, phụ lục 5). Tuy nhiên, khi phân tích yếu tố, tác giả loại bỏ biến
CSVC4 dựa vào tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải yếu tố của một số biến quan sát giữa các
yếu tố >= 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các yếu tố (bảng 13, phụ lục 5) và tiếp
tục phân tích yếu tố lần thứ hai.
Kết quả thu được từ phân tích yếu tố lần hai với: KMO = 0,830, sig. = 0,000
(bảng 14, phụ lục 5), chỉ số KMO đạt điều kiện để phân tích yếu tố, giá trị eigenvalue lớn hơn 1 với phương pháp rút trích được bốn yếu tố, với phương sai trích là 70,084%
(giải thích được 70,084% biến thiên của dữ liệu) (bảng 15, phụ lục 5) đạt yêu cầu và
hệ số tải của các biến đều > 0,5 đạt yêu cầu (bảng 16, phụ lục 5).
Từ kết quả phân tích, có 7 nhóm yếu tố được phân chia giống như trên lý thuyết ban đâu. Thông qua kết quả phân tích EFA, tác giả rút ra được 7 nhóm yếu tố và còn giữ lại 29 biến quan sát.
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA của các thang đo thành phần Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 7 Cronbach's Alpha Tên yếu tố CLNV3 0.799 0,885 Chất lượng nhân viên (CLNV) CLNV2 0.775 CLNV4 0.771 CLNV6 0.767 CLNV1 0.725 CLNV5 0.723 LITC4 0.874 0,903 Lợi ích tài chính (LITC) LITC3 0.87 LITC2 0.846 LITC1 0.831 STT3 0.852 0,857 Sự thuận tiện (STT) STT1 0.802 STT2 0.79 STT4 0.762
38 UT1 0.852 0,860 Uy tín (UT) UT3 0.847 UT2 0.829 UT4 0.773 SGT3 0.837 0,835 Sự giới thiệu (SGT) SGT1 0.818 SGT2 0.797 SGT4 0.788 KM2 0.844 0,834 Khuyến mãi (KM) KM3 0.826 KM4 0.801 KM1 0.779 CSVC1 0.811 0,785 Cơ sở vật chất (CSVC) CSVC2 0.801 CSVC3 0.735
(Nguồn: dữ liệu nghiên cứu của tác giả trích từ phụ lục 5)
Phân tích yếu tố EFA cho các thang đo quyết định lựa chọn NHTM
Phương pháp phân tích được chọn để phân tích là Principal components với phép xoay varimax và kết quả đạt được như sau:
Thang đo quyết định lựa chọn NHTM với 4 biến quan sát được rút ra sau khi được kiểm tra bằng Cronbach’s alpha. Phân tích yếu tố khám phá được tiến hành để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát này.
Tiến hành thực hiện tương tự như trên, ta thu được kết quả như sau: KMO =
0,739 > 0,5, sig. = 0,000 (bảng 17, phụ lục 5) như vậy điều kiện các biến phải tương
quan với nhau là đạt yêu cầu. Chỉ số KMO cho thấy điều kiện để phân tích yếu tố là thích hợp đạt yêu cầu. Kết quả phân tích EFA cho thấy tại các mức giá trị Eigenvalues
= 2.196 > 1 (bảng 18, phụ lục 5), phân tích yếu tố đã rút trích được 1 yếu tố từ 4 biến
quan sát với phương sai trích là 54,899% (> 50%) đạt yêu cầu, và hệ số tải của các biến đều > 0,5 đạt yêu cầu.
Bảng 4.5: Diễn giải các thành phần sau khi xoay yếu tố
YẾU TỐ 1
Cơ sở vật chất (CSVC)
Không gian giao dịch tiện nghi CSVC1
Được trang bị hệ thống máy móc, công nghệ cao và hiện đại CSVC2
39
YẾU
TỐ 2 Được sự giới thiệu của bạn bè, đồng nghiệp Sự giới thiệu (SGT) SGT1
Được sự giới thiệu của gia đình, người thân SGT2
Theo ảnh hưởng của gia đình, người thân SGT3
Được sự giới thiệu từ ngân hàng SGT4
YẾU TỐ 3
Uy tín (UT)
Có danh tiếng và thương hiệu cao UT1
Có hình ảnh tốt trong cộng động UT2
Được nhiều người biết đến UT3
Có lịch sử hoạt động lâu đời UT4
YẾU TỐ 4
Chất lượng nhân viên (CLNV)
Dáng vẻ bên ngoài và trang phục của nhân viên đẹp mắt CLNV1
Trình độ chuyên môn và sự chuyên nghiệp của nhân viên CLNV2
Thái độ tốt và sự thân thiện của nhân viên CLNV3
Thực hiện các thao tác giao dịch nhanh chóng CLNV4
Tận tình giải đáp những thắc mắc của khách hàng CLNV5
Đưa ra những lời khuyên hữu ích cho khách hàng CLNV6
YẾU TỐ 5
Sự thuận tiện (STT)
Nằm ở một vị trí thuận lợi cho khách hàng STT1
Giờ hoạt động của nó thuận tiện STT2
Nằm gần nhà hay nơi làm việc STT3
Có bãi đậu xe sẵn rộng rãi STT4
YẾU TỐ 6
Khuyến mãi (KM)
Chương trình khuyến mãi hấp dẫn KM1
Thường xuyên khuyến mãi KM2
Có ưu đãi (được mở thẻ ATM miễn phí, được ưu đãi khi vay…) KM3
Có nhiều quà tặng khi đến giao dịch KM4
YẾU TỐ 7
Lợi ích tài chính (LITC)
Chi phí giao dịch thấp LITC1
Lãi suất tiền gửi cao LITC2
Có lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng khác LITC3