Theo nghiên cứu của Mohammad (2012), yếu tố quyết định được thể hiện qua các thang đo: (1) Tôi sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cho nhu cầu của tôi. (2) Sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử để xử lý các giao dịch của tôi là tôi sẽ phải làm gì? (3) Tôi nhận thấy bản thân mình bằng cách sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để xử lý
29
Từ đó, tác giả xây dựng nên thang đo quyết định (QD) như sau:
Bảng 3.8: Bảng mã hóa thang đo quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân
STT Thang đo yếu tố Mã biến
01 Lựa chọn ngân hàng này là quyết định của tôi QD1
02 Tôi luôn chọn ngân hàng này cho nhu cầu của tôi QD2
03 Lựa chọn ngân hàng này là sự lựa chọn tốt nhất của tôi QD3
04 Tôi sẽ giới thiệu ngân hàng này cho những người xung quanh tôi QD4
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Tóm tắt chương3
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng các thang đo. Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm với 10 nhà hoạt động thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu n = 300 khách hàng. Đối tượng khảo sát là những khách hàng đã và đang gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thang đo gồm 8 thành phần với 35 biến quan sát. Thang đo quyết định lựa chọn ngân hàng được thể hiện qua 4 biến quan sát.
30
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN