Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên trường đại học kinh tế kỹ thuật bình dương luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 75)

Kết quả nghiên cứu chính thức định lƣợng thu đƣợc sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy 6 cả nhân tố đều có độ tin cậy hệ số α > 0.6 và tƣơng quan biến tổng > 0.4 , vì vậy các thang đo này đều đủ diều kiện phân tích khám phá nhân tố EFA với 28 biến quan sát.

Sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yếu cầu. Dữ liệu đƣợc đƣa vào phân tích khám phá nhân tố EFA cho thấy dữ liệu nghiên cứu là phù hợp. Phân tích tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập cho kết quả mối tƣơng quan giữa 6 nhân tố ảnh hƣởng đến việc chọn ngành học QTKD đều bằng 0.000 (Sig = 0.000) do vậy chúng có ý nghĩa về mặt thống kê và phù hợp đƣa vào chạy mô hình hồi quy. Chạy mô hình hồi quy lần 1 cho kết quả là nhân tố Đặc điểm trƣờng học (DDTH) bị loại vì sig. = 0.059 > 0.05.

65

Chạy mô hình hồi quy lần 2 cho kết quả 5 biến độc lập còn lại đạt mức ý nghĩa 0.05 là DDCN (0.00) ; CNAH (0.003); MDTN (0.000); DDNH (0.00); NLGT (0.000) cùng với Hệ số VIF đều nhỏ hơn 2 (từ 1.237 đến 1.906) cho biết tính đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể và các biến trong mô hình đƣợc chấp nhận. Mô hình hồi quy tuyến tính dƣới đây đặc trƣng cho mô hình lý thyết:

Y = 0.295DDCN + 0.147CNAH + 0.211MDTN + 0.284DDNH + 0.151NLGT

Kết quả kiểm định các giả định ngầm cho kết quả đồ thị biểu diễn thấy rằng phù hợp các dạng phân phối và không vi phạm các giả định ngầm.

Kiểm định giả thuyết cho kết quả là các giả thuyết của mô hình hồi quy, các nhân tố trong mô hình có quan hệ cùng chiều với việc chọn ngành học QTKD.

Cuối cùng kiểm tra sự khác biệt về giới tính và theo năm học về việc lựa chọn ngành học QTKD của sinh viên Trƣờng ĐH KT-KT BD cho kết quả không có sự khác biệt đáng kể về giới tính cũng nhƣ năm học.

5.3 HÀM Ý CHÍNH SÁCH TRONG CÔNG TÁC HƢỚNG NGHIỆP VÀ TUYỂN SINH TRƢỜNG ĐH KT-KT BD

Kết quả nghiên cứu khám phá cho thấy những nhân tố chính có ảnh hƣởng đến việc chọn ngành học QTKD của SV Trƣờng ĐH KT-KT BD là: Đặc điểm cá nhân; Đặc điểm ngành học; Đặc điểm trƣờng ĐH; Các cá nhân có ảnh hƣởng; Sự mong đợi sau khi tốt nghiệp; Nỗ lực giao tiếp của Khoa và trƣờng ĐH. Tuy nhiên dựa vào kết quả phân tích hồi quy đa biến thì nhân tố Đặc điểm trƣờng DH (DDTH) không đƣợc đánh giá cao điều này một một phần lý do vì đối tƣợng đƣợc khảo sát là các SV đã vào học tại trƣờng nên các các nhân tố khác đƣợc SV quan tâm nhiều hơn.

Nhân tố Đặc điểm cá nhân (DDCN) là nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến việc

lựa chọn ngành học QTKD. Có thể nói SV cho rằng ngành học phù hợp với đặc điểm tính cách, sở thích, năng lực cá nhân của họ thì sẽ có xu hƣớng theo đuổi ngành học đó. Nhƣ vậy các nhà quản lý giáo dục cần có những hoạt động cần thiết để xây dựng cơ sở dữ liệu về các đặc điểm cá nhân nhằm định hƣớng nghề nghiệp tƣơng lai thông qua các hoạt động hƣớng nghiệp phù hợp đặc điểm của SV.

66

Nhân tố Đặc điểm ngành học (DDNH). Nhân tố này ảnh hƣởng rất lớn đến việc

lựa chọn ngành học của SV chỉ sau nhân tố Đặc điểm cá nhân. Điều này cho thấy SV rất quan tâm đến những kiến thức mà ngành học mang lại bên cạnh đó đặc thù các môn học chuyên ngành, sự phù hợp với xu hƣớng thời đại và sự phát triển kinh tế của xã hội cũng hấp dẫn họ. Vì vậy cần xây dựng các môn học và chƣơng trình học tƣơng ứng với xu thế một cách thức thời và nhanh chóng hoặc có thể đón đầu xu thế để có những đột phá nhằm nâng cao mức độ hấp dẫn và tính ứng dụng thực tiễn của ngành học. Tiếp tục nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên hiện hữu và thƣờng xuyên đổi mới phƣơng pháp giảng dạy tạo sự thu hút sinh viên đến ngành học.

Nhân tố Sự mong đợi sau khi tốt nghiệp (MDTN) cũng rất quan trọng, SV đặc

biệt quan tâm sau khi học xong với kiến thức đƣợc trang bị từ kiến thức chuyên ngành họ sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp. Mục đích của việc học có nhiều lý do nhƣng lý do cốt lõi SV mong muốn vẫn là tìm đƣợc một công việc phù hợp với chuyên môn đã đƣợc đào tạo, tự nuôi sống bản thân và có cơ hội tăng cao thu nhập thông qua việc xin đƣợc công việc tốt hoặc tự kinh doanh. Nhà trƣờng cần có sự quan tâm nhiều đến yếu tố này và có những hoạt động mạnh mẽ hơn trong việc liên kết với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ SV trong quá trình tìm việc, cũng nhƣ nắm bắt đƣợc dự báo nhu cầu nghề nghiệp đối với ngành học để đào tạo ra những cử nhân có kiến thức chuyên môn tốt và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động, tránh lãng phí nguồn lực cho cá nhân, tổ chức và xã hội.

Nhân tố Nỗ lực giao tiếp của Khoa và trƣờng ĐH (NLGT) đối với nhân tố này

kết quả cho thấy có ảnh hƣởng đến việc chọn ngành học của SV. Việc nắm bắt đầy đủ thông tin về ngành học ngày càng trở nên quan trọng trƣớc sự chuyên môn hóa ngày càng cao của thị trƣờng lao động hiện nay, việc tìm hiểu một ngành học có phù hợp với bản thân có tác động rất lớn quyết định lựa chọn ngành học. Nhƣ vậy các hoạt động giao tiếp của nhà trƣờng đến SV cần đƣợc tổ chức thực hiện thƣờng xuyên thông qua nhiều hoạt động và liên tục nhƣ: Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, Khoa nên có những giảng viên thƣờng xuyên gặp gỡ SV để tƣ vấn hƣớng nghiệp và các buổi hội thảo có sự tham dự của các doanh nghiệp nhằm giúp SV hình dung đƣợc công việc sau

67

này sẽ làm, bên cạnh đó cần tăng cƣờng công tác truyền thông giới thiệu về ngành học thông qua các kênh truyền thống.

Nhân tố Các cá nhân có ảnh hƣởng (CNAH), đối với nhân tố này kết quả cho

thấy ý kiến của cha mẹ, anh, chị, em trong gia đình, bạn bè và ngƣời quen học chuyên ngành đó khuyên nhủ có tác động nhất định đến sự lựa chọn ngành học của SV, giảng viên trong quá trình giảng dạy cũng có ảnh hƣởng nhất định đến việc chọn ngành học của SV. Vì vậy khoa cần tăng cƣờng công tác định hƣớng với các giảng viên triển khai các hoạt động phù hợp hỗ trợ SV lựa chọn ngành học.

Ngoài các yếu tố nêu trên, bên cạnh đó Khoa và Trƣờng cần thu thập nhiều thông tin chi tiết của SV đã và đang theo học tại nhà trƣờng qua các năm học nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về SV, qua đó dựa vào cơ sở dữ liệu này giúp nhà trƣờng có những những chính sách phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác hƣớng nghiệp và tuyển sinh để thu hút sinh viên theo học.

5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Trong nghiên cứu khoa học luôn có những hạn chế nhất định, đó cũng là cơ sở để các nghiên cứu sau thực hiện những nghiên cứu khác từ sự kế thừa những hạn chế của nghiên cứu trƣớc đó đã thực hiện.

Thứ nhất, nghiên cứu này đƣợc thực hiện trong phạm vi không gian hẹp là Trƣờng ĐH KT-KT BD. Trong điều kiện giới hạn nhƣ vậy không thể tránh khỏi tính cục bộ của nghiên cứu, để có một bức tranh tổng thể về việc chọn ngành học cần có thêm những nghiên cứu với phạm vi lớn hơn với nhiều trƣờng hơn và có thể mở rộng phạm vi đến các trƣờng THPT.

Thứ hai, nghiên cứu tiếp cận chủ yếu vào chuyên ngành QTKD mà chƣa bao quát các ngành khác, mẫu khảo sát đƣa vào nghiên cứu chƣa xác định cụ thể giữa các nhóm nhƣ: Học lực hay thành phần gia đình.

Thứ ba, nghiên cứu này chỉ đánh giá thang đo bằng phƣơng pháp phổ biến là hệ số Cronbach’s Alpha và phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá nhân tố EFA, còn mô hình lý thuyết đƣợc kiểm định bằng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính bội. Hiện nay

68

còn nhiều phƣơng pháp hiện đại khác dùng đo lƣờng, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết chính xác hơn.

Cuối cùng, Trong các thành phần đã đƣợc thực hiện trong luận văn còn có những yếu tố khác cũng ảnh hƣởng đến việc chọn ngành học của SV mà trong nghiên cứu này chƣa đề cập đến. Vì vậy điều này cũng thêm một cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo bổ sung và điều chỉnh.

TÓM TẮT CHƢƠNG 5

Chƣơng 5 đã tóm tắt toàn bộ nghiên cứu và kết quả của nghiên cứu, trên cơ sở của kết quả nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tác giả đã trình bày các hàm ý chính sách nhằm giúp trƣờng ĐH KT-KT BD có thêm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác hƣớng nghiệp và góp phần vào việc xây dựng chính sách cho hoạt động tuyển sinh nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa vào việc xây dựng thƣơng hiệu của trƣờng ĐH KT- KT BD. Các điểm hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này.

i

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Trương Đình Chiến, 2012. Quản trị quan hệ khách hàng – khung lý thuyết và điều

kiện ứng dụng. Nhà xuất bản đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Phạm Tất Dong, 2008. Xã hội học.Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.

3. Trần Minh Đạo, 2012. Giáo trình Marketing căn bản. Nhà xuất bản đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Hà & Ctg (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn Trường Đại học Mở TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Mở TP.HCM.

5. Nguyễn Văn Hộ, 2006. Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong

trường Trung học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Nghĩa ,2004. Một số nét về hiện trạng và kết quả đào tạo nguồn lực

trình độ ĐH– CĐ tại khu vực TP. HCM, ĐHQG TP.HCM.

7. Trần Văn Quí & Cao Hào Thi, Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí phát triển Khoa học &

Công nghệ, số 15, năm 2009, ĐHQG TP.HCM.

8. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Phương Toàn (2011), Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,

Luận văn thạc sỹ. Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐH QG Hà Nội.

10. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức, TP.HCM.

11. Vũ Ngọc Xuân, Triển khai Quản trị quan hệ khách hàng – kinh nghiệm Quốc tế và bài học cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển , số 193 tháng 7- 2013.

ii

Tài liệu tiếng Anh

12. Abbott, J.,Stone, M. and Buttle, F.(2001), Customer Relationship Management in Practice – A qualitative study, Journal of Database Marketing, 9 (1), 24-34

13. Borchert M (2002). Career choice factors of high school students. University of Wisconsin-Stout, USA.

14. Bromley H. Kniveton (2004). Influences and motivations on which students

base their choice of career. Loughborough University, UK.

15. Cabrera, A.F., & La Nasa, S. M. (2000). Understanding the College-Choice Process. New Directions for Institutional Research, 27, 5-22

16. Chapman D. W (1981). A model of student college choice, The Journal of

Higher Education, 52(5), 490-505.

17. Charles Comegys et al. (2006), Longgitudinal comparison of Finnish and US online shopping behavior among university students: The five-stage buying decision process, Journal of Targeting, Measurement and Analysis for Marketing,

14(4), pg. 336.

18. Derek Takumi Furukawa (2011). College choiceInfluences among high achieving students: an exploratory case study of college Freshmen. University of Nevada, Las Vegas.

19. Holland (1959). Determinants of college choice. College and University. 53, 11- 28

20. Hossler D. and Gallager K (1987). Studying college choice: A threephase model

and implication for policy makers. College and University, Vol 2 207-21.

21. Hunjra, A.I. et al., Factors Explaining the Choice of Finance major: Students Perception towars Finance Profession. Ineterdiscipplinary Journal of

contemporary Research in Business, 2(5), pp.439-456.

22. Joseph Sia Kee Ming (2010), Institutional Factors Influencing Students’ College Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework, International Journal of

iii

23. Marvin J.Burns (2006), Factors influencing the college choice of africanamerrican students admitted to the college of ariculture, food and natural

resourse. A Thesis presented to the Faculty of the Graduate School. University of

Missouri, USA.

24. Mei Tang, Wei Pan, Mark D. Newmeyer (2008), Factors influencing High School student’s career aspriations, University of Cincinnati, USA.

25. Saemann, G. & Crooker, K. (1999), Students perceptions of the profesion and its effect on decisions to major in accounting, Journal of Accounting Education, 17, pp. 1-22.

26. Sugahara, S., Boland, G. & Cilloni, A. (2008)Factors influencing students’ choice of an Accounting Major in Australia. Accounting Education: An international Journal, 17, pp. 37-41.

27. Ruth E.Kallio (1995). Factors influencing the college choice decisions of

graduate students. Research in Higher Education, Vol.36, No. 1.

28. Uyar, A., Gungormus, A.H. & Kuzey, C. (2011). Factors Affecting Students’ Career Choice In Accounting: The Case Of the A Turkey University. American

iv

PHỤ LỤC 1: THANG ĐO NHÁP

Dựa vào mô hình nghiên cứu của Chapman và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài và cơ sở thực tiễn trong bối cảnh của nghiên cứu, thang đo các thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học QTKD được xây dựng như sau:

Thang đo đặc điểm cá nhân

1. Ngành học phù hợp với sở thích cá nhân 2. Ngành học phù hợp với năng lực cá nhân 3. Ngành học phù hợp với tính cách cá nhân 4. Ngành học phù hợp với giới tính cá nhân

Thang đo thành phần cá nhân có ảnh hƣởng

5. Được cha mẹ định hướng

6. Theo ý kiến của anh, chị, em trong gia đình 7. Theo sự tư vấn của giảng viên

8. Theo ý kiến bạn bè

9. Do người quen đã học chuyên ngành đó khuyên bảo 10. Theo sự tư vấn của người đã đi làm

Thang đo thành phần đặc điểm trƣờng đại học

11. Trường có ký túc xá

12. Trường có mức học phí thấp 13. Trường có vị trí phù hợp

14. Trường có môi trường sống xung quanh tốt 15. Trường có cơ sở vật chất tốt

16. Trường có hoạt động phong trào mạnh 17. Trường ở vị trí địa lý thuận lợi

Thang đo thành phần đặc điểm ngành học QTKD

18. Ngành học đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập 19. Ngành học có môn học tiếp thu tốt

v 21. Ngành học có các môn học đa dạng

22. Ngành học có điểm chuẩn đầu vào phù hợp 23. Ngành học phù hợp với xu hướng xã hội

24. Ngành học phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội 25. Ngành học dễ tìm địa điểm thực tập

Thang đo thành phần nỗ lực giao tiếp của Khoa chuyên ngành

26. Được giới thiệu về ngành học thông qua hoạt động tư vấn hướng nghiệp 27. Tìm hiểu thông tin về ngành khọc qua website của Trường và Khoa

28. Có thông tin về ngành học qua các phương tiện truyền thông (Ti Vi, Radio) 29. Có thông tin ngành học qua quảng cáo trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn khác 30. Các giảng viên thường tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi về ngành học

Thang đo thành phần đáp ứng sự mong đợi sau khi tốt nghiệp

31. Có sự tự tin khi đi xin việc

32. Có cơ hội lựa chọn nhiều nơi làm việc

33. Có cơ hội làm việc trong môi trường năng động 34. Có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp đi làm 35. Có cơ hội học lên bậc cao hơn trong tương lai 36. Có cơ hội đạt địa vị cao trong xã hội

37. Có cơ hội bắt đầu sự nghiệp tự kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên trường đại học kinh tế kỹ thuật bình dương luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)