Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên trường đại học kinh tế kỹ thuật bình dương luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 42)

Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính

Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ, các yếu tố: (1) Đặc điểm cá nhân; (2) các cá nhân có ảnh hƣởng; (3) đặc điểm trƣờng ĐH; (4) đặc điểm ngành học; (5) nỗ lực giao tiếp của Khoa và Trƣờng ĐH; (6) Sự mong đợi sau khi tốt nghiệp, không thay đổi và

32

đƣợc giữ lại nhƣ ban đầu. Tuy nhiên có sự thay đổi nội dung các biến quan sát đo lƣờng các biến thành phần.

Thang đo các biến quan sát của các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn ngành học QTKD đƣợc mã hóa và hiệu chỉnh lại.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lƣợng

Để thực hiện nghiên cứu sơ bộ định lƣợng, đề tài gửi 65 bảng câu hỏi khảo sát cho các sinh viên trong trƣờng từ năm nhất đến năm tƣ, sau khi loại các bảng câu hỏi không hợp lệ, đề tài chọn đƣợc 50 bảng câu hỏi phù hợp để phục vụ cho nghiên cứu sơ bộ định lƣợng. Tiếp theo dữ liệu sẽ đƣợc đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha nhằm loại bỏ biến rác phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu, nhỏ hơn 0.3 thì sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha α ≥ 0.60 là thang đo có thể chấp nhận đƣợc về độ tin cậy, một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó có giá trị trong khoảng [0,70-0,80] (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Sau đó sẽ tiến hành đƣa dữ liệu đã đƣợc kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha vào phân tích khám phá nhân tố EFA nhằm kiểm tra sự phù hợp của thang đo.

Tóm tắt kết quả của nghiên cứu nhƣ sau:

Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. (Phụ lục 4, trang xiv)

+ Yếu tố Đặc điểm cá nhân (DDCN)

Tất cả các biến quan sát đạt yêu cầu về hệ số tƣơng quan biến tổng ≥ 0.3 và có hệ số α = 0.814 nên thỏa điều kiện đƣa vào phân tích nhân tố.

+ Yếu tố Các cá nhân có ảnh hƣởng (CNAH)

Tất cả các biến quan sát đạt yêu cầu về hệ số tƣơng quan biến tổng ≥ 0.3 và có hệ số α = 0.864 nên thỏa điều kiện đƣa vào phân tích nhân tố.

+ Yếu tố đặc điểm ngành học (DDNH)

Sau khi tiến hành quay lần một biến quan sát DDNH6 (Ngành học dễ tìm địa điểm thực tập) có hệ số tƣơng quan biến tổng là 0.213 < 0.3 , nên biến này bị loại, tiếp tục quay lần hai cho ra kết quả là tất cả các biến còn lại đều đạt hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số α = 0,830 nên thỏa điều kiện đƣa vào phân tích nhân tố.

33

+ Yếu tố Nỗ lực giao tiếp của Khoa và trƣờng Đại học (NLGT)

Tất cả các biến quan sát đạt yêu cầu về hệ số tƣơng quan biến tổng ≥ 0.3 và có hệ số α = 0,769 nên thỏa điều kiện đƣa vào phân tích nhân tố.

+ Yếu tố Mong đợi sau khi tốt nghiệp (MDTN)

Sau 2 lần chạy đầu tiên có 2 biến quan sát là MDTN7 và MDTN6 có hệ số tƣơng quan biến tổng lần lƣợt là 0.290 và 0.221 nên 2 biến này bị loại. Ở lần quay thứ ba, 5 biến quan sát còn lại tất cả đạt yêu cầu về hệ số tƣơng quan biến tổng ≥ 0.3 và có hệ số α = 0,676 nên thỏa điều kiện đƣa vào phân tích nhân tố.

+ Yếu tố chọn ngành học QTKD (LCNH)

Tất cả các biến quan sát đạt yêu cầu về hệ số tƣơng quan biến tổng ≥ 0.3 và có hệ số α = 0,791 nên thỏa điều kiện đƣa vào phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Phụ lục 5, trang xxi)

Hệ số KMO = 0.634 > 0.5 nhƣ vậy phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả kiểm định Bartlett’s là 1104.976 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 điều này cho thấy dữ liệu dùng để phân tích là hoàn toàn phù hợp. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5 ; Eigenvalues = 1.479 > 1 ; % tổng phƣơng sai trích = 72.228 > 50% thể hiện sự phù hợp của dữ liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên trường đại học kinh tế kỹ thuật bình dương luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)