Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên trường đại học kinh tế kỹ thuật bình dương luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 32)

2.3.1 Đặc điểm cá nhân

Đặc điểm cá nhân hay còn gọi đặc tính cá nhân là: Tính cách của mỗi cá nhân, tính chất và các đặc điểm nội tâm bên trong con ngƣời. Nó định hƣớng những suy nghĩ, lời nói và thôi thúc cá nhân đó hành động.

Mô hình của Chapman (1981) cho thấy các đặc điểm của cá nhân là một yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng và ngành học của cá nhân.

Gul và Fong (1993) đã nghiên cứu về đặc tính cá nhân trong việc chọn ngành học của sinh viên, nghiên cứu cho thấy các sinh viên sống nội tâm thì phù hợp với ngành kế toán vì họ thích làm việc trong môi trƣờng độc lập hơn thay vì làm việc trong nhóm.

Theo Hossler (1984), khi học sinh nhận thức đƣợc khả năng bản thân có thể học tốt một ngành đào tạo cụ thể nào đó theo sở trƣờng của mình thì chắc hẳn các em sẽ đăng ký dự thi vào những trƣờng đại học có ngành đào tạo này. Manski & Wise (1983)

Yếu tố nỗ lực giao tiếp với học sinh của trƣờng đại học Yếu tố cơ hội việc làm trong

tƣơng lai

Yếu tố về cá nhân có ảnh hƣởng đến quyết định của học sinh Yếu tố về bản thân của học sinh

Yếu tố về đặc điểm cố định của trƣờng đại học

Quyết định lựa chọn trƣờng đại học và ngành học

22

cho biết, sự lựa chọn ngành học phù hợp với cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong quyết định chọn trƣờng đại học và ngành học của học sinh.

Nghiên cứu của Borus (1993), cho rằng kết quả học tập của học sinh là yếu tố có ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học. Vì thực tế, các em thƣờng có xu hƣớng chọn những trƣờng có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với năng lực của mình. Các tác giả cho rằng kết quả học tập ở trƣờng THPT là dấu hiệu giúp cho học sinh thấy đƣợc khả năng vào đại học của mình và từ đó có quyết định lựa chọn trƣờng phù hợp.

Mô hình nghiên cứu của Ruth E. Kallio (1995) còn cho thấy giới tính cũng có ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng. Theo R.E.Kallio, giới tính khác nhau sẽ có mức độ ảnh hƣởng gián tiếp khác nhau lên quyết định chọn trƣờng đại học của các em.

Giả thuyết H1 : “Đặc điểm cá nhân có quan hệ cùng chiều với việc chọn ngành học Quản trị kinh doanh”.

2.3.2 Các cá nhân có ảnh hƣởng

Các cá nhân có ảnh hƣởng là những ngƣời có mối quan hệ mật thiết với cá nhân nhƣ: Cha mẹ, anh/chị/em trong gia đình hay họ hàng, bạn bè, ngƣời đã học chuyên ngành đó… có ảnh hƣởng đến cá nhân. Trƣớc khi quyết định lựa chọn chuyên ngành theo học, cá nhân thƣờng có xu hƣớng xin ý kiến và tƣ vấn từ những ngƣời mà họ cho rằng cần tham khảo và làm cơ sở để đi đến quyết định quan trọng là chọn ngành học.

Theo D.W.Chapman (1981), trong quá trình chọn trƣờng đại học, các cá nhân thƣờng bị ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình. Sự ảnh hƣởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể đƣợc thực hiện theo 3 cách sau: (1) Ý kiến của họ về một trƣờng đại học cụ thể nào đó là nhƣ thế nào; (2) họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà cá nhân nên lựa chọn; (3) trong trƣờng hợp là bạn thân thì chính nơi mà bạn thân lựa chọn cũng ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng và ngành học của cá nhân.

Hossler và Gallagher (1987) tiếp tục khẳng định ngoài sự ảnh hƣởng của bố mẹ thì bạn bè cũng là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trƣờng và ngành học. Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher còn cho rằng ngoài bố

23

mẹ, anh chị và bạn bè, các cá nhân tại trƣờng học cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định chọn ngành học của cá nhân.

Mario & Helena (2007) cho thấy rằng danh tiếng của khoa và trƣờng ĐH sẽ ảnh hƣởng đến các cá nhân khác và từ các cá nhân này sẽ có những tác động cụ thể đến sinh viên chọn trƣờng và ngành học. Ngoài ra trong nghiên cứu lựa chọn trƣờng đại học và ngành học của Cabrera & La Nasa (2000), Kim & cộng sự (2002), Kniveton (2004) đã chỉ ra rằng sự động viên của bố mẹ có ảnh hƣởng lớn đến nguyện vọng nghề nghiệp của cá nhân.

Lowe & Simons (1997) đã nghiên cứu trên đối tƣợng là sinh viên các ngành Kế toán, Tài chính, QTKD, Marketing về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn ngành QTKD, kết quả chỉ ra rằng cha mẹ có ảnh hƣởng trong việc chọn ngành học.

Trong điều kiện giáo dục của Việt Nam hiện nay, cá nhân có ảnh hƣởng lớn đến quyết định chọn ngành học của các em thƣờng là các thành viên trong gia đình và thầy cô của họ. Vì vậy gia đình, bố mẹ, anh chị, bạn bè, giảng viên và ngƣời quen đã học ngành học đó chính là những ngƣời có ảnh hƣởng nhất định trong việc đƣa ra quyết định chọn ngành học của sinh viên.

Giả thuyết H2 : “Các cá nhân có ảnh hƣởng có quan hệ cùng chiều với việc chọn ngành học Quản trị kinh doanh”.

2.3.3. Đặc điểm của trƣờng đại học

Đặc điểm trƣờng đại học là những điểm nội tại của trƣờng đại học và có tính chất đặc thù nhƣ: Vị trí địa lý; chính sách chủ trƣơng; chiến lƣợc phát triển; các chƣơng trình đào tạo; các ngành nghề đào tạo…. mang tính riêng biệt của trƣờng đại học đó hƣớng đến những đối tƣợng theo học đã đƣợc nhà trƣờng xác định.

Chapman (1981) qua công trình nghiên cứu của mình đã cho thấy địa điểm trƣờng đại học có thể là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng lựa chọn trƣờng đại học và ngành học của học sinh. Một số sinh viên có thể tìm kiếm trƣờng đại học gần nhà hoặc gần nơi làm việc cho thuận tiện (Absher & Crawford, 1996). Một nghiên cứu của Kohn và cộng sự (1976) đã kết luận rằng yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc sinh viên đi học đại học là do nhà của họ gần với một tổ chức giáo dục nào đó. Hossler & Gallagher (1990) cho biết khả năng học sinh theo học tại các trƣờng đại học

24

gần trƣờng THPT là khá cao dù các em chƣa từng tham gia các hoạt động trong khuôn viên những trƣờng đại học này. Có thể thấy rằng với một chi phí thấp, vị trí địa lý gần trƣờng đại học là một ảnh hƣởng đến quyết định của học sinh trong việc lựa chọn môi trƣờng học cho mình.

Theo Absher & Crawford (1996), cơ sở vật chất giáo dục nhƣ: Phòng học, phòng thí nghiệm và thƣ viện…đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn của học sinh đối với một trƣờng đại học. Do đó, có thể kết luận rằng đây là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng khá mạnh đến quyết định chọn trƣờng của các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Joseph (2000) cho rằng vấn đề chi phí học tập có sức ảnh hƣởng rất lớn trong việc đƣa ra quyết định chọn trƣờng đại học. Jackson (1986) đã kết luận chi phí học tập là yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực đến sự lựa chọn trƣờng đại học trong khi các hỗ trợ tài chính để giảm chi phí là một ảnh hƣởng tích cực. Vì vậy, chi phí học tập đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định khả năng chọn trƣờng đại học của học sinh.

Trƣờng ĐH KT-KT BD thuộc địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, đây là một trong các tỉnh năng động nhất cả nƣớc, môi trƣờng kinh tế - xã hội ổn định, về mặt vị trí địa lý gần với các tỉnh Tây nguyên, các tỉnh Đông nam bộ và giáp với khu vực TPHCM, cơ sở vật chất nhà trƣờng đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ, mức học phí đƣợc xây dựng phù hợp, với đặc điểm nhƣ vậy sẽ là yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng và ngành học của sinh viên.

Giả thuyết H3 : “Đặc điểm của trƣờng đại học có quan hệ cùng chiều việc chọn ngành học Quản trị kinh doanh”.

2.3.4 Đặc điểm của ngành học

Đặc điểm ngành học là những đặc điểm riêng của ngành học đó mang lại. Mỗi ngành học khác nhau đều có những môn học, tài liệu học tập và phƣơng pháp học tập khác nhau có tính đặc thù cho ngành học, bên cạnh đó dựa vào các đặc điểm ngành học các cá nhân tham gia lựa chọn ngành học sẽ hình dung đƣợc công việc tƣơng lai của mình để từ đó chọn cho mình một ngành học phù hợp với bản thân.

Một nghiên cứu tiến hành tại Kuala Lumpur và Selangor, Malaysia Yusof et al. (2008) cho thấy chƣơng trình học của ngành học phù hợp với nhu cầu xã hội là một

25

trong các yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trƣờng đại học và ngành học của học sinh THPT.

Ford và cộng sự (1999) cũng nhận thấy rằng các vấn đề nhƣ phạm vi của chƣơng trình nghiên cứu, tính linh hoạt của chƣơng trình học, linh hoạt thay đổi lớn và nhiều lựa chọn mức độ là những yếu tố quan trọng nhất để học sinh lựa chọn ngành học phù hợp. Do đó, có thể kết luận rằng có một mối quan hệ tích cực giữa các chƣơng trình học tập và quyết định chọn trƣờng đại học.

Theo kết quả nghiên cứu của M.J.Burns & Cộng sự (2006) cho kết quả mức độ nổi tiếng và uy tín của trƣờng, khoa, đội ngũ giáo viên danh tiếng là những yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn ngành học của sinh viên bậc đại học. M.J. Burns đã bổ xung thêm mức độ hấp dẫn của ngành học cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng của sinh viên.

Gilmour và cộng sự (1981), Carpenter và Fleishman (1987), đã kết luận rằng đƣợc học tập những ngành nghề mà bản thân học sinh-sinh viên thích thú theo đúng nguyện vọng và cho rằng mình sẽ thành công trong tƣơng lai có ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định chọn ngành học ở trƣờng đại học. Nguyện vọng đƣợc học chuyên ngành theo sở thích cá nhân và kế hoạch nghề nghiệp tƣơng lai là các yếu tố quan trọng để các em có cái nhìn tổng quát hơn khi lựa chọn trƣờng học cho mình.

Uyar & cộng sự (2011) trong nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn chuyên ngành Kế toán của sinh viên trƣờng đại học Turkish ở Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả đã khảo sát 179 sinh viên các ngành Kế toán, Ngoại thƣơng, Ngân hàng, Quản trị, Quản lý văn phòng, kết quả là sự thích thú là một trong các yếu tố chính ảnh hƣởng đến việc chọn ngành Kế toán của sinh viên.

Ngành học QTKD trƣờng ĐH KT-KT BD, đƣợc thành lập vào năm 2010, đây là ngành học đƣợc nhà trƣờng quan tâm phát triển. Hằng năm ngoài việc nâng cao và đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm giúp sinh viên có thể tiếp thu tốt kiến thức, nhà trƣờng thƣờng xuyên chú trọng xây dựng các tài liệu học tập đa dạng phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học. Với đặc điểm về ngành học nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến việc chọn ngành học của sinh viên.

26

Giả thuyết H4 : “Đặc điểm ngành học có quan hệ cùng chiều với việc chọn ngành học Quản trị kinh doanh”.

2.3.5 Nỗ lực giao tiếp của Khoa và Trƣờng Đại học

Nỗ lực giao tiếp của khoa và trƣờng đại học là những hoạt động giao tiếp nhằm truyền tải thông tin về trƣờng đại học và ngành học đến cá nhân có nhu cầu thông qua các hoạt động nhƣ: Hoạt động tƣ vấn tuyển sinh; hoạt động hƣớng nghiệp; hoạt động Marketing; hoạt động quảng cáo với mục đích giúp cho cá nhân hiểu rõ hơn về giá trị dịch vụ mà nhà trƣờng mang lại sau khi đăng ký học tại Nhà trƣờng.

Trong nghiên cứu của Marvin J. Burns (2006) cho rằng việc liên kết thông tin là gián tiếp nhƣng rất quan trọng giữa nỗ lực giao tiếp nhƣ: xây dựng website, tƣ vấn tuyển sinh, đăng quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hoặc gián tiếp thông qua các hoạt động phong trào, tài trợ học bổng và phát tài liệu có sẵn đến với cá nhân sẽ có ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học và ngành học của họ.

Chapman (1981) cho rằng chọn trƣờng là một quyết định không đầy đủ thông tin của cá nhân. Do đó chất lƣợng và sự đầy đủ thông tin trong các tài liệu là một hỗ trợ không nhỏ của việc chọn trƣờng của cá nhân.

Hossler và cộng sự (1990) phát hiện ra rằng các chuyến thăm trƣờng THPT của đại diện tƣ vấn tuyển sinh trƣờng đại học đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng cực kỳ hiệu quả trong việc thu hút học sinh, do đó đại diện tƣ vấn tuyển sinh là một trong những yếu tố then chốt có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trƣờng của học sinh, những chuyến thăm này có thể mang lại lợi ích cho cả học sinh và đại diện tuyển sinh.

Trƣờng ĐH KT-KT BD là trƣờng đại học ngoài công lập, công tác truyền thông, giao tiếp đƣợc trƣờng xác định là một hoạt động quan trọng và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên thông qua các hoạt động hƣớng nghiệp và tƣ vấn tuyển sinh, các giảng viên trong trƣờng cũng thƣờng xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ và hội thảo nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các ngành học đƣợc đào tạo. Nhà trƣờng luôn chú trọng đến việc xây dựng website và cập nhật đầy đủ các thông tin về ngành nghề đào tạo thông qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ: Ti vi, báo, đài, và phát triển các tài liệu in ấn. Nhƣ vậy các nỗ lực giao tiếp của khoa và trƣờng đại học có ảnh hƣởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên.

27

Giả thuyết H5 : “ Nỗ lực giao tiếp của khoa và trƣờng Đại học có quan hệ cùng chiều với việc chọn ngành học Quản trị kinh doanh”.

2.3.6 Sự mong đợi sau khi tốt nghiệp

Sự mong đợi sau khi tốt nghiệp là những mong muốn của sinh viên sau khi đã học xong chƣơng trình học chuyên ngành tại Nhà trƣờng, căn cứ vào đặc điểm của mỗi cá nhân nhƣ: Thành phần gia đình, môi trƣờng sống … mỗi cá nhân sẽ có những mong đợi khác nhau sau khi tốt nghiệp nhƣng tựu chung lại thì mong đợi về một công việc có thu nhập tốt phù hợp với năng lực, sở thích, nguyện vọng của cá nhân vẫn là điều mà cá nhân sau khi tốt nghiệp có sự quan tâm lớn.

Sevier (1998) cho biết học sinh thƣờng bị thu hút bởi yếu tố cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Theo Paulsen (1990), các em có xu hƣớng chọn trƣờng đại học dựa trên cơ hội việc làm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Họ rất quan tâm đến cơ hội có đƣợc việc làm và thƣờng bị ảnh hƣởng bởi chính những gì sinh viên tốt nghiệp đang làm, những đóng góp cho xã hội của trƣờng đại học (Sevier, 1997). Do đó, cơ hội việc làm là một yếu tố dự báo có ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn trƣờng đại học của học sinh.

Cabera & La Nasa (2000) ngoài mong đợi về học tập thì mong đợi về công việc trong tƣơng lai cũng là yếu tố ảnh hƣởng đế việc chọn trƣờng của cá nhân. S.G.Washburn & cộng sự (2000) cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là yếu tố quyết định chọn trƣờng của cá nhân. Trong nghiên cứu của Sugahara & cộng sự (2008) đã nghiên cứu về tác động của cơ hội nghề nghiệp đến việc chọn ngành học Kế toán ở Úc.

Với vị trí thuận lợi thuộc trung tâm địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, là một tỉnh có số lƣợng khu công nghiệp vào loại nhiều nhất nƣớc, đặc biệt khu công nghiệp Việt Nam- Singapore là khu công nghiệp có môi trƣờng đƣợc đánh giá là một trong những khu công nghiệp tốt nhất hiện nay, vì vậy số lƣợng doanh nghiệp trong tỉnh rất nhiều, sinh viên có cơ hội lựa chọn nhiều nơi làm việc, có thể làm việc trong môi trƣờng năng động và thu nhập cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với những thuận lợi nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến việc chọn ngành học của sinh viên.

28

Giả thuyết H6 : “Sự mong đợi sau khi tốt nghiệp có quan hệ cùng chiều với việc chọn ngành học Quản trị kinh doanh”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên trường đại học kinh tế kỹ thuật bình dương luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 32)