b) Trục truyền ba khớp có ụ đỡ mềm, trục truyền
4.4.8. Kiểm tra và điều chỉnh vết tiếp xúc răng giữa hai bánh
Tiếp xúc răng giữa bánh răng chủ động và vành răng bị động của bộ truyền lực chính được kiểm tra sau khi đã điều chỉnh đúng độ rơ (độ chặt) của các vòng bi bánh răng chủ động và vành răng bị động. Mặc đù đã chỉnh độ rơ vòng bi và khe hở ăn khớp đúng, sự tiếp xúc răng có thể vẫn không đảm bảo yêu cầu vì mỗi bánh răng có thể được
SVTH: Nguyễn Minh Tân 92
dịch chuyển ra vào theo tâm trục của nó để đảm bảo khe hở. Do vậy, cần phải kiểm tra và điều chỉnh vết tiếp xúc đúng để đảm bảo truyền động êm và tránh hiện tượng mòn nhanh của các bánh răng.
Để kiểm tra, dùng bột màu pha với một ít đầu bôi trơn, phết lên mặt sườn răng của vành răng bị động, quay bánh răng chủ động rồi quan sát vết tiếp xúc trên mặt sườn răng của vành răng. Khi quay bánh răng chủ động theo chiều quay khi xe tiến (tương ứng trường hợp xe chạy bình thường) thì vết tiếp xúc sẽ nằm trên mặt răng bị động ở phía cung lồi (vết 1 trên hình 4.12). Còn khi quay bánh răng chủ động ngược lại hoặc quay vành răng theo chiều quay khi xe tiến (tương ứng trường hợp xe lùi hoặc trôi, dốc) thì vết tiếp xúc sẽ nằm trên mặt răng phía cung lõm (vết 2 trên hình 4.12). Khi quay, giữ một bánh răng và quay bánh kia để tăng áp lực lên mặt răng và thể hiện rõ vết tiếp xúc. Có thể xảy ra một trong năm trường hợp sau:
- Vết tiếp xúc nằm chính giữa mặt sườn răng cả khi quay xuôi, ngược bánh răng chủ động (hình 4.12): Tiếp xúc tốt, vị trí các bánh răng đạt yêu cầu.
- Vết tiếp xúc nặng ở vòng gần đỉnh răng và hơi gần phía bán kính lớn của vành răng (hình 4.13): Vành răng quá xa tâm của bánh răng chủ động. Cần điều chỉnh bằng cách dịch vành răng vào gần tâm bánh răng và nếu cần phải dịch bánh
răng chủ động ra xa tâm vành răng để đảm bảo khe hở ăn khớp, Để dịch vành răng sanh phải, cần bớt đệm hoặc nới đai ốc điều chỉnh bên phải và `thêm đệm hoặc xiết đai ốc điều chỉnh bên trái. Để dịch bánh răng chủ động ra, cần bớt đệm giữa bánh răng và vòng bi phía bánh răng.
- Vết tiếp xúc nặng ở vùng gần chân răng và hơi gần đỉnh bán kính nhỏ của
Hình 4.12: Vết tiếp xúc tốt trên mặt răng của vành răng bị động
Hình 4.13: Vết tiếp xúc khi vành răng xa tâm bánh răng chủ động
(bánh răng chủ động đúng)
Hình 4.14: Vết tiếp xúc khi vành răng gần bánh răng chủ động
Chương IV: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống truyền lực
SVTH: Nguyễn Minh Tân 93
vành răng (hình 4.14): Vành răng quá gần tâm của bánh răng chù động. Cần điều chỉnh bằng cách dịch vành răng ra xa thêm và nếu cẩn thì dịch bánh răng chủ động vào để đảm bảo khe hở ăn khớp răng. Cách điều chỉnh được thực hiện ngược lại với trường hợp trên.
- Vết tiếp xúc nặng ở gần đỉnh răng trên mặt lồi phía bán kính lớn của vành răng khi quay bánh răng chủ động theo chiều tiến và nặng, ở gần phần bán kính nhỏ gần đỉnh răng trên mặt lõm của răng khi quay bánh răng chủ động ngược lại (hình 4.15): Bánh răng chủ động quá xa tâm vành răng, cần điều chỉnh đưa bánh răng chủ động dịch gần lại bằng cách tăng thêm đệm giữa bánh răng và vòng bi gần bánh răng. Có thể phải dịch vành răng bị động ra để đảm bảo khe hở ăn khớp răng.
- Vết tiếp xúc nặng ở gần chân răng trên mặt lồi phía bán kính nhỏ của vành răng khi bánh răng chủ động quay tiến và nặng ở gần chân răng trên mặt lõm của răng phía bán kính lớn của vành răng khi bánh răng chủ động quay lùi (hình 4.16). Bánh răng chủ động quá gần về phía tâm của vành răng. Cần điều chỉnh dịch bánh răng chủ động ra xa tâm và có thể phải dịch vành răng vào.