Sửa chữa trục truyền các đăng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty trường hải (Trang 105)

b) Trục truyền ba khớp có ụ đỡ mềm, trục truyền

4.3. Sửa chữa trục truyền các đăng

Nói chung, trục truyền các -đăng ít đòi hỏi phải bảo dưỡng định kỳ. Các ổ bi của khớp các-đăng được làm kín và cho mỡ bôi trơn từ khi lắp ráp, đảm bảo sử dụng cho đến khi thay ổ bi. Tuy nhiên, một số khớp các-đăng vẫn bố trí vú mỡ để bơm mỡ bôi trơn cho các ổ trong quá trình sử dụng. Đối với các trường hợp này, cần bơm mỡ vào khớp trong các đợt bảo dưỡng định kỳ. Khi phát hiện khớp có dấu hiệu không bình thường trong quá trình sử dụng, cần kiểm tra để khắc phục.

Chương IV: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống truyền lực

SVTH: Nguyễn Minh Tân 85

4.3.1. Các hƣ hỏng của trục truyền các đăng

Bảng 4.3 giới thiệu các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với trục truyền các-đăng.

Bảng 4.3: Các hiện tượng hư hỏng của trục truyền các - đăng

Hiện tƣợng Nguyên nhân Biện pháp kiểm tra, sửa chữa

1. Va đập và ồn ở hệ trục truyền khi xe chạy

Mòn hỏng khớp các-đãng

Mòn lỗ moayơ bánh răng vành chậu của hộp vi sai

Thay mới

Thay bánh răng vành chậu hoặc vò bộ vi sai

2. Trục kêu khi xe bắt đầu chạy

Lỏng bulong lắp các bích hoặc bulong giá đỡ

Kiểm tra, xiết chặt lại

3. Trục lắc và dao động ở mọi tốc độ của xe a. Trục bị cong b. Khớp các-đăng bị kẹt, nặng c. Khớp các-đăng quá mòn d. Trục hoặc bích lắp mất cân bằn

e. Khớp then hoa quá mòn rơ

Thay trục mới

Kiểm tra, thay khớp mới Thay khớp mới

Kiểm tra dấu lấp giữa trục và bích và kiểm tra khối lượng mất cân bằng trên Thay chi tiết mòn

4.3.2. Kiểm tra, sửa chữa trục khớp các đăng

Khớp các-đăng bị mòn hoặc kêu cần tháo ra thay khớp mới hoặc thay trục chữ thập và các vòng bi đũa. Trước khi tháo trục ra khỏi xe, cần kiểm tra dấu hoặc đánh dấu vị trí lắp giữa trục và bích nối để lắp thẳng dấu khi lắp lại tránh mất cân bằng hệ trục. Sau đó, tháo trục xuống và tháo các ổ bi đũa và trục chữ thập ra rửa sạch. Kiểm tra kỹ các chi tiết nạng, vòng bi và ngõng trục trên trục chữ thập, nếu các chi tiết xước

SVTH: Nguyễn Minh Tân 86

sâu hoặc nứt, vỡ thì phải thay, nếu bị mòn thì sửa chữa, phục hồi để dùng lại.

Ngõng trục chữ thập bị mòn có thể được phục hồi bằng cách mạ crôm hoặc ép ống lót phụ đã nhiệt luyện rồi mài lại đến kích thước nguyên thủy. Các đệm kín và các vòng bi đũa (bi kim) bị mòn hoặc thiếu kim cần được thay bằng đệm mới và ổ bi mới. Các trục truyền có rãnh then hoa bị mòn phải được thay mới. Cần kiểm tra độ đảo (độ cong) của trục trên suốt chiều dài và không được phép vượt qua độ đảo cho phép. Khi lắp, cần cho mỡ bôi trơn đầy đủ vào các ổ, thay các vòng hãm mới và kiểm tra độ quay trơn tru của các nạng trên quanh ổ.

4.4. Kiểm tra, sửa chữa cầu xe 4.4.1. Các hƣ hỏng thƣờng gặp 4.4.1. Các hƣ hỏng thƣờng gặp

Trong điều kiện làm việc bình thường, chi tiết cơ bản của cầu là dầm cầu hoặc vỏ cầu, các bộ phận truyền lực của cầu gồm bộ truyền lực chính, bộ vi sai và các bán trục thường rất ít khi bị hư hỏng, trừ trường hợp bị biến dạng do xe quá tải hoặc bị tai nạn nên không yêu cầu phải kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Nhưng khi phát hiện có hiện tượng làm việc không bình thường, cần kiểm tra để sửa chữa kịp thời. Các hư hỏng chính gồm mòn hoặc gãy răng của các bánh răng, mòn hỏng các vòng bi, mòn rãnh then hoa và mối ghép then hoa của các bán trục, mòn hỏng trục bánh răng hành tinh, hỏng các đệm bao kín và đệm điều chỉnh. Khi các chi tiết bị một trong những hỏng hóc nói trên sẽ làm cho bộ truyền động hoạt động không bình thường thể hiện qua một số hiện tượng hưng hỏng nêu trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: Các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của cầu xe

Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân có thể Biện pháp khắc phục

1. Chảy dầu ra ngoài, mức dầu thấp

Hỏng gioăng phớt, có thể là phớt trục bánh răng quả dứa hoặc phớt đầu ngoài của bán trục

Kiểm tra. tháo và thay gioăng phớt mới

2. Kêu ngắt quãng khi xe quay vòng

Mòn, hỏng các vòng bi bánh xe hoặc vòng bi bán trục

Kiểm tra, thay vòng bi mới

Chương IV: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống truyền lực

SVTH: Nguyễn Minh Tân 87

3. Kêu liên tục khi quay vòng

Mòn, hỏng các bánh răng hành tinh và trục của nó

Tháo bộ vi sai kiểm tra và thay chi tiết hỏng 4. Kêu liên tục ở các bánh

răng của bộ truyền lực chính và bộ vi sai

a. Mức dầu bôi trơn không đủ

b. Các bánh răng bị mòn hoặc chỉnh độ rơ ăn khớp không đúng

Kiểm tra, bổ sung dầu Tháo ra kiểm tra để thay bánh răng hoặc chỉnh lại

5. Có tiếng kêu va chạm kim loại khi tăng hoặc giảm tốc

Trục bánh răng hành tinh và lỗ lắp trục trên vỏ bộ vi sai bị mòn rơ

Tháo bộ vi sai để kiểm tra, thay chi tiết mòn 6. Kêu đều đều khi xe

chạy

Mòn, rơ các ổ bi côn của hộp vi sai

Tháo, kiểm tra vòng bi, chỉnh lại độ rơ 7. Kêu đều đều khi xe thả

trôi dốc

Mòn, rơ các vòng bi côn bánh răng quả dứa

Tháo, kiểm tra vòng bi và chỉnh lại độ rơ

4.4.2. Tháo, kiểm tra bán trục, truyền lực chính và bộ vi sai

Để tháo bộ truyền lực chính và vi sai ra khỏi xe, trước hết phải tháo các bán trục.

Đối với các bán trục giảm tải hoàn toàn (hình 4.43d), chỉ cần tháo các bulông bắt giữ bích đầu bán trục với moayơ bánh xe rồi rút thẳng bán trục ra là xong. Chú ý, sau khi tháo dùng giẻ bọc đầu then hoa lại để tránh va đập, làm hỏng đầu răng.

Đối với các bán trục giảm tải một nửa (hình 4.43b), quy trình tháo như sau:

1. Nới lỏng đai ốc hãm bánh xe vào moayơ, kích cầu xe lên rồi tháo bánh xe ra, sau đó tháo tang trống.

2. Xả dầu của cầu rồi mở nắp bao kín không gian bộ truyền lực chính và vi sai.

3. Tháo chốt hãm trực bánh lăng hành tinh rồi tháo trục ra, sau đó tháo vòng hãm đầu trong của bán trục (hình 4.9).

4. Tháo nắp vòng bi phía đầu ngoài của bán trục rồi rút bán trục cùng vòng bi ra khỏi cầu; nếu khó rút băng tay, có thể dùng dụng cụ chuyên dùng

Hình 4.9: Tháo vòng hãm bán trục với bánh răng bán trục

SVTH: Nguyễn Minh Tân 88

để rút rồi tháo vòng bi ra khổi trục.

5. Kiểm tra sự biến dạng của trục, tình trạng bề mặt then hoa, cổ trục lắp vòng bi và bích lắp moayơ bánh xe của bán trục. Trong điều kiện làm việc bình thường bán trục nói chung ít hư hỏng, thuờng: kiểm tra và thay vòng bi.

Sau khi tháo bán trục, chỉ tháo các bulong bắt giữ cụm truyền lực chính và vi sai với vỏ cầu rồi đưa cả bộ ra khỏi cầu

Cần kiểm tra sơ bộ truyền lực chính trước khi tháo rồi, Trước tiên, quan sát, kiểm tra bề mặt răng của bánh răng quả dứa vá bánh răng vành chậu để phát hiện, hiện tượng sứt mẻ xước hoặc tróc rỗ răng. Nếu bánh răng còn một trong các hiện tượng hư hỏng nàv thì cần thay bánh răng mới. Nếu mặt răng còn tốt, cần kiểm tra tình trạng ăn khớp của hai bánh răng thông qua kiểm tra độ rơ ăn khớp và vết tiếp xúc ăn khớp của hai bánh răng. Kiểm tra độ rơ ăn khớp bằng cách giữ cố định bánh răng chủ động (bánh răng quả dứa) rồi quay vành răng qua lại, đo mức độ quay tự do qua lại của bánh răng, lắc vành răng ra vào theo phương đường tâm của bánh răng chủ động và do mức độ lắc tự do này. Việc kiểm tra độ rơ này được thực hiện bằng đồng hồ so. So sánh kết quả đo với yêu cầu kỹ thuật của mỗi loại xe để điều chỉnh lại các vòng bi đảm bảo yêu cầu.

Tháo rời các chi tiết của bộ truyền lực chính và vi sai nếu cần kiểm tra thêm hoặc cần thay thế chi tiết. Chú ý, đánh dấu các nắp ổ ở hai bên theo đúng vị trí lắp và đúng thân ổ của nó trước khi tháo. Dùng vam hoặc dụng cụ chuyên dùng tháo các bánh răng và vòng bi khỏi trục để tránh làm hư hỏng các chi tiết.

Sau khi tháo và rửa sạch, kiểm tra tình trạng bề mặt của các chi tiết bánh răng, vòng bi, trục bánh răng hành tinh và lỗ lắp trục trên vỏ bộ vi sai. Nếu có hiện tượng xước, tróc rỗ hoặc sứt mẻ, phải thay chi tiết mới. Kiểm tra độ rơ giữa trục bánh răng hành tinh và lỗ lắp trục; nếu lắc cảm giác được độ rơ rõ rệt thì phải thay trục mới.

4.4.3. Sửa chữa các chi tiết

Vỏ cầu nếu bị biến dạng cong vênh được nắn lại trên bàn nắn. Các cổ lắp vòng bi moayơ bánh xe bị mòn được sửa chữa, phục hồi bằng cách hàn đắp rồi gia công lại đến kích thước nguyên thủy. Ren hỏng được phục hồi bằng cách làm lại ren có kích thước mới hoặc lắp ống lót rồi làm ren với kích thước nguyên thủy.

Kiểm tra và nắn biến dạng của dầm cầu trước đảm bảo đúng trị số góc nghiêng thiết kế cùa lỗ lắp trụ đứng của cơ cấu chuyển hướng so với các mặt tì của nhíp vì nó ảnh hưởng đến độ ổn định lái. Trụ đứng nếu bị mòn phải thay trụ mới.

Chương IV: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống truyền lực

SVTH: Nguyễn Minh Tân 89

thân hộp số. Thay mới bánh răng và trục bánh răng hành tinh khi bị mòn hỏng. Bán trục nếu bị xoắn phải loại bỏ, nắn lại nếu bị cong nhỏ; sau đó tiện láng lại mặt bích đầu trục để đảm bảo độ vuông góc của mặt lắp ghép với đường tâm trục. Phục hồi then hoa bị hỏng bằng phương pháp hàn đắp rồi làm lại răng hoặc cắt bỏ rồi hàn nối đầu then hoa mới. Tuy nhiên, chỉ trong các trường hợp khan hiếm phụ tùng thay thế hoặc là phụ tùng đặc chủng khó mua, người ta mới phục hồi đầu then, hoa cửa bán trục, còn bình thường nếu đầu then hoa hỏng cần thay bán trục mới.

Sửa chữa lỗ lắp vòng bi moayơ bánh xe bị mòn bằng cách đóng lót và gia công đến kích thước nguyên thủy. Tiện phẳng mặt bích lắp trống phanh nếu bị vênh.

4.4.4. Kiểm tra khe hở của các bánh răng hành tinh

Các bánh răng hành tinh có mặt lưng (mặt đầu phía bán kính lớn) tì vào vỏ hộp vi sai qua các tấm đệm để khống chế độ rơ ăn khớp của chúng với các bánh răng bán trục. Khi tháo kiểm tra bộ bánh răng hành tinh, cần kiểm tra khe hở giữa đệm mặt lưng của bánh răng và vỏ hộp. Đẩy bánh răng hành tinh vào hết cỡ rồi dùng thước lá để kiểm tra khe hở này. Khe hở yêu cầu là 0,1 - 0,3 mm, nếu khồng đúng, cần thay đệm có bề dày thích hợp để đạt được khe hở này.

4.4.5. Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ vòng bi của bánh răng chủ động

Bánh răng chủ động của bộ truyền lực chính được lắp trên hai vòng bi côn và hãm vòng bi bằng đai ốc đầu trục (hình 4.10). Đai ốc đầu trục phải được xiết chặt đủ lực yêu cầu theo sổ tay hướng dẫn. Độ rơ hoặc độ chặt của các vòng bi côn này được khống chế bởi vòng đệm 5 giữa vòng bi phía đầu trục và vai trục (hoặc ống phân cách vòng trong của hai vòng bi). Thông thường, các ổ bi côn của bánh răng chủ động của truyền lực chính yêu cầu không được có độ rơ. Do đó, việc kiểm tra mức độ quay trơn tru của trục bánh răng trên ổ được thực

SVTH: Nguyễn Minh Tân 90

trục (chưa lắp bánh răng bị động). Dùng cờ lê lực lắp vào đai ốc hãm ở đầu trục và từ từ quay trục bánh răng, quan sát trị số mômen quay trên thước chỉ khi bánh răng bắt đầu chuyển động. Ví dụ: đối với xe Chrysler, mômen quay định mức khoảng 2 - 3 Nm. Nếu môrnen quay lớn hơn định mức, tức là vòng bi quá chặt thì phải tháo ra tăng thêm đệm 5 để dãn cách hai vòng trong của hai vòng bi xa nhau hơn. Ngược lại, nếu mômen quay nhỏ hơn định mức thì phải giảm đệm 5 rồi lắp vào, xiết chặt đai ốc đủ lực quy định rồi lặp lại việc kiểm tra như trên. Có thể phải điều chỉnh vài lần mới đạt được yêu cầu.

4.4.6. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở sƣờn răng (độ rơ ăn khớp)

Việc kiểm tra khe hở ăn khớp răng giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động được thực hiện bằng cách dùng đồng hồ so đo mức độ quay tự do qua lại của vành răng bị động khi giữ cố định bánh răng chủ động. Chú ý, trước khi kiểm tra cần lắp hoàn chỉnh bộ truyền lực chính trên vỏ của nó và xiết các bulông cố định nắp ổ bi hai bên của bánh răng bị động và hộp vi sai đủ lực quy định. Ví đụ: lực xiết đối với bộ truyền lực chỉnh của xe Chrysler là 115 - 125 Nm. So sánh trị số độ rơ đo được với tiêu chuẩn của nhà chế tạo, nếu nhỏ quá hoặc lớn quá cần phải điều chỉnh lại bằng cách dịch chuyển vành răng bi động theo phương đường tâm trục của nó ra xa bánh răng chủ động (tăng độ rơ ăn khớp)

hoặc vào gần bánh răng chủ động (giảm độ rơ ăn khớp) như minh họa trên hình 4.10 và hình 4.11.

Có hai loại kết cấu điều chỉnh được sử đụng cho truyền lực chính là loại dùng đai ốc ren để điều chỉnh (hình 4.10) và loại dùng đệm điều chỉnh (hình 4.11).

Quy trình điều chỉnh loại dùng đai ốc ren điều chỉnh (hình 4.10) như sau:

1. Nới lỏng các bulông bắt giữ nắp ổ hai bên rồi vặn chặt lại bằng tay (không dùng cờlê).

2. Nới đai ốc điều chỉnh bên phải và vặn đai ốc điều chỉnh bên trái để đẩy bánh răng bị động vào sát bánh răng chủ động sao cho khe hở ăn khớp bằng 0.

Hình 4.11: Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ ăn khớp bằng điệm điều chỉnh ở

Chương IV: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống truyền lực

SVTH: Nguyễn Minh Tân 91

3. Vặn đai ốc điều chỉnh bên phải vào nhẹ nhàng và từ từ cho đến khi đai ốc đẩy vòng ngoài của vòng bi ép vừa sát vào các viên bi (thấy nặng tay) thì vặn thêm 20 - 30°, sau đó đừng lại, quay bánh răng chủ động và bị động nhiều vòng để các vòng bi tự định tâm thẳng nhau.

4. Vặn chặt các bulông bắt giữ nắp ổ lại đủ lực quy định rồi kiểm tra lại độ rơ ăn khớp răng bằng đồng hồ so như đã nói ở trên. Nếu chưa được thì nới lỏng bulông giữ nắp ổ và chỉnh lại. Để dịch bánh răng, vặn và nới các đai ốc điều chỉnh ở hai bên cùng một số vòng cho đến khi đạt yêu cầu. Độ rơ ăn khớp cho phép là 0,15 - 0,23 mm đo ở ít nhất 3 vị trí cách đều nhau theo chu vi trên vành răng bị động.

Đối với kết cấu dùng đệm điều chỉnh (hình 4.11), để dịch chuyển vành răng bị động, người ta thay đổi tổng bề dày của các đệm chặn vòng bi ở mỗi bên thay vì dùng đai ốc ren điều chỉnh. Sau khi thay đệm thích hợp, vặn chặt bulông giữ nắp ổ đủ lực rồi kiểm tra độ rơ ăn khớp. Khi độ rơ vòng bi đã được chỉnh đúng, nếu muốn dịch vành răng sang một bên thì giảm chiều dày đệm chặn bên đó và căng chiều dày đệm chặn bên kia. Đệm bên này giảm bao nhiêu thì đệm bên kia tăng bấy nhiêu để không làm thay đổi độ rơ vòng bi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty trường hải (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)