Trong quá trình hoạt động, trục chủ động của cầu xe được dẫn động từ động cơ chuyển động với vận tốt nhất định, các bánh xe chủ động trên cùng một cầu cần chuyển động với vận tốc nhất định, các bánh xe chủ động trên cùng một cầu cần chuyển động với vận tốc góc khác nhau ( trên các mặt đường không bằng phẳng, đường vòng). Mô tả sự sai lệch tốc độ của các bánh xe trong
và ngoài khi quay vòng được thể hiện trên hình 3.36. Do vậy trong cầu xe cần bố trí bộ vi sai.
Công dụng của bộ vi sai trong cầu chủ động là nhằm đảm bảo các bánh xe chủ động có thể quay với các tố độ khác nhau, truyền và phân phối mô men từ truyền lực chính đến các bánh xe.
Trên đường vòng nhờ bộ vi sai ô tô có thể chuyển động “ mềm mại”. khi khối cứng hai bánh xe trên cầu chủ động, sẽ tạo nên liên kết cứng giữa hai bánh xe.
Phân loại các kết cấu bộ vi sai trên ô tô gồm: + Vi sai bánh răng : côn trụ, trục vít - bánh vít. + Vi sai cam.
Hình 3.36: Sự sai lệch tốc độ các bánh xe khi quay vòng
SVTH: Nguyễn Minh Tân 58
Trên ô tô phổ biến sử dụng là vi sai bánh răng côn. Các loại vi sai bánh răng trụ, trục vít – bánh vít, vi sai cam được sủ dụng trên một số ô tô có khả năng cơ động cao. Bộ vi sai trong cầu xe được hình thành trên cơ sở cơ cấu hành tinh (CCHT) hai bậc tự do Wilson được trình bày trên hình 3.37.
CCHT (a) có một khâu dẫn, hai khâu bị dẫn, và được tập hợp bởi bánh răng trung tâm 3, các bánh răng hành tinh 2 lắp trên giá hành tinh 4 và bánh răng bao 1. Kết cấu được tập hợp từ bánh răng trụ và được gọi là cơ cấu vi sai phẳng.
Cơ cấu vi sai côn (b) cũng gồm: khâu dẫn là võ vi sai, bánh răng trung tâm 3 và bánh răng bao 4 là khâu bị dẫn, các bánh răng hành tinh 2 liên kết khâu dẫn và khâu bị dẫn. Như vậy bộ vi sai bánh răng côn hình thành trên cơ sở CCHT hai bậc tự do.
Trong cơ cấu vi sai con, khâu dẫn gắn liền trên bánh răng bị động của trền lực chính, khâu
bị dẫn là bánh răng bán trục trái, bánh răng bán trục phải.