Kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của hộp số

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty trường hải (Trang 102)

b) Trục truyền ba khớp có ụ đỡ mềm, trục truyền

4.2.4. Kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của hộp số

Sau khi tháo rời, các chi tiết của hộp số được rửa sạch bằng dung dịch rửa hoá học hoặc dầu diesel, sau đó thổi khô và kiểm tra. Khi kiểm tra, chú ý các hiện tượng hộp số hoạt động không bình thường (có tiếng gõ, kêu...) đã biết trước đó để có thể tìm

Hình 4.5: Tháo vòng bi phía trước của hộp số

Hình 4.6: Tháo bánh răng cảm biến tốc độ khỏi trục thứ cấp

SVTH: Nguyễn Minh Tân 82

nhanh các hư hỏng liên quan.

Đối với vỏ hộp số, cần kiểm tra hiện tượng nứt, vỡ hoặc hỏng các lỗ ren, kiểm tra độ xước, mòn của các bề mặt gối đỡ ổ trục, các mặt phẳng lắp ghép của mặt đầu và mặt sau hộp số vì sự mòn không đều của các bề mặt này có thể gây lệch hộp số với tâm trục khuỷu, Nếu vỏ hộp có các vết thủng hoặc nứt lớn, đặc biệt là nếu có các vết nứt chạy qua khu vực ổ trục thì phải thay vỏ hộp số mới. Các vết nứt nhỏ được hàn lại rồi làm sạch bằng đá mài. Các lỗ ren bị cháy hoặc chờn được sửa chữa bằng cách làm ren mới. Các bề mặt lắp ghép bị xước hoặc mòn được phục hồi bằng cách mài lại, riêng các bề mặt lắp ổ trục có thể được phục hồi, sửa chữa bằng phương pháp mạ hoặc đóng ống lót rồi doa mài đến kích thước ban đầu.

Đối với các trục hộp số, cần kiểm tra sự biến dạng, mài mòn các cổ trục, mòn hỏng rãnh then và then hoa. Các cổ trục bị mòn có thể được phục hồi bằng phương pháp mạ, hàn đắp hoặc ép ống lót rồi gia công mài lại đến kích thước nguyên thủy. Rãnh then hoa bị xước nhỏ cần được đánh bóng và làm sạch lại. Trục trung gian bị mòn lớn hoặc biến dạng thường được thay trục mới.

Đối với các bánh răng, cần kiểm độ mòn bề mặt răng. Nếu bánh răng bị xước, tróc rỗ hay mòn lớn ở mặt răng hoặc lỗ moayơ thì cẩn thay bánh răng mới, nếu có các vết xước hoặc rỗ nhỏ, có thể dùng đá mài hoặc vải ráp đánh bóng lại.

Đối với các bộ đổng tốc, cần kiểm tra độ rơ của ống răng gài số trên moayơ theo góc xoay, sự mòn xước mặt răng và rãnh răng (rãnh then hoa) của moayơ và ống răng, độ mòn của các vành răng đồng tốc. Độ mòn của các vành răng đồng tốc được kiểm tra bằng cách đặt vành răng đồng tốc lên mặt côn của bánh răng số (bánh răng có vành răng gài số thẳng với vành răng đồng tốc cần kiểm tra) rồi đo khe hở giữa mặt bên của vành răng đồng tốc và mặt

Hình 4.8: Kiểm tra độ mòn của càng gặt số và rãnh trên ống răng

của bộ đồng tốc

Hình 4.7: Kiểm tra độ mòn của vành răng đồng tốc

Chương IV: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống truyền lực

SVTH: Nguyễn Minh Tân 83

ị bên vành răng của bánh răng số bằng thước lá (hình 4.7), nếu khe hở nhỏ hơn 0,8 mm, cần phải thay vành răng đồng tốc. Kiểm tra độ mòn của càng gạt số và rãnh trên ống gài số của bộ đồng tốc bằng thước lá bằng cách đặt càng gạt vào rãnh và đo khe hở giữa mặt bên của càng gạt và mặt bên của rãnh (hình 4.8), khe hở không được vượt quá 0,8 mm.

Đối với các chi tiết cửa cơ cấu gài số, cần kiểm tra độ di chuyển nhẹ nhàng trơn tru và độ rơ của các trục kéo càng gạt số trên nắp hoặc thân sau của hộp số. Nếu các khuyết định vị bị loét, trục rơ quá lớn trên lỗ dẫn hướng, phải thay trục kéo mới; các lò xo hãm nếu yếu hoặc biến dạng, các viên bi và chốt khóa nếu bị mòn vẹt phải thay mới.

Đối với các vòng bi, kiểm tra bằng quan sát, nếu có hiện tượng xước, sứt mẻ, tróc rỗ, mòn vẹt trên đường lăn của vòng trong, vòng ngoài, viên lăn hoặc vòng cách cần phải thay vòng bi mới. Đối với vòng bi cầu nếu độ rơ dọc và ngang lớn, khi lắc cảm giác được rõ ràng thì cũng phải thay mới. Nếu kiểm tra bằng mắt thường không thấy có các hiện tượng hư hỏng trên, cần kiểm tra độ quay trơn tru của vòng bi và có thể kiểm tra độ rơ trên các đồ gá kiểm tra.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty trường hải (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)