Tháo, kiểm tra bán trục, truyền lực chính và bộ vi sai

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty trường hải (Trang 108)

b) Trục truyền ba khớp có ụ đỡ mềm, trục truyền

4.4.2. Tháo, kiểm tra bán trục, truyền lực chính và bộ vi sai

Để tháo bộ truyền lực chính và vi sai ra khỏi xe, trước hết phải tháo các bán trục.

Đối với các bán trục giảm tải hoàn toàn (hình 4.43d), chỉ cần tháo các bulông bắt giữ bích đầu bán trục với moayơ bánh xe rồi rút thẳng bán trục ra là xong. Chú ý, sau khi tháo dùng giẻ bọc đầu then hoa lại để tránh va đập, làm hỏng đầu răng.

Đối với các bán trục giảm tải một nửa (hình 4.43b), quy trình tháo như sau:

1. Nới lỏng đai ốc hãm bánh xe vào moayơ, kích cầu xe lên rồi tháo bánh xe ra, sau đó tháo tang trống.

2. Xả dầu của cầu rồi mở nắp bao kín không gian bộ truyền lực chính và vi sai.

3. Tháo chốt hãm trực bánh lăng hành tinh rồi tháo trục ra, sau đó tháo vòng hãm đầu trong của bán trục (hình 4.9).

4. Tháo nắp vòng bi phía đầu ngoài của bán trục rồi rút bán trục cùng vòng bi ra khỏi cầu; nếu khó rút băng tay, có thể dùng dụng cụ chuyên dùng

Hình 4.9: Tháo vòng hãm bán trục với bánh răng bán trục

SVTH: Nguyễn Minh Tân 88

để rút rồi tháo vòng bi ra khổi trục.

5. Kiểm tra sự biến dạng của trục, tình trạng bề mặt then hoa, cổ trục lắp vòng bi và bích lắp moayơ bánh xe của bán trục. Trong điều kiện làm việc bình thường bán trục nói chung ít hư hỏng, thuờng: kiểm tra và thay vòng bi.

Sau khi tháo bán trục, chỉ tháo các bulong bắt giữ cụm truyền lực chính và vi sai với vỏ cầu rồi đưa cả bộ ra khỏi cầu

Cần kiểm tra sơ bộ truyền lực chính trước khi tháo rồi, Trước tiên, quan sát, kiểm tra bề mặt răng của bánh răng quả dứa vá bánh răng vành chậu để phát hiện, hiện tượng sứt mẻ xước hoặc tróc rỗ răng. Nếu bánh răng còn một trong các hiện tượng hư hỏng nàv thì cần thay bánh răng mới. Nếu mặt răng còn tốt, cần kiểm tra tình trạng ăn khớp của hai bánh răng thông qua kiểm tra độ rơ ăn khớp và vết tiếp xúc ăn khớp của hai bánh răng. Kiểm tra độ rơ ăn khớp bằng cách giữ cố định bánh răng chủ động (bánh răng quả dứa) rồi quay vành răng qua lại, đo mức độ quay tự do qua lại của bánh răng, lắc vành răng ra vào theo phương đường tâm của bánh răng chủ động và do mức độ lắc tự do này. Việc kiểm tra độ rơ này được thực hiện bằng đồng hồ so. So sánh kết quả đo với yêu cầu kỹ thuật của mỗi loại xe để điều chỉnh lại các vòng bi đảm bảo yêu cầu.

Tháo rời các chi tiết của bộ truyền lực chính và vi sai nếu cần kiểm tra thêm hoặc cần thay thế chi tiết. Chú ý, đánh dấu các nắp ổ ở hai bên theo đúng vị trí lắp và đúng thân ổ của nó trước khi tháo. Dùng vam hoặc dụng cụ chuyên dùng tháo các bánh răng và vòng bi khỏi trục để tránh làm hư hỏng các chi tiết.

Sau khi tháo và rửa sạch, kiểm tra tình trạng bề mặt của các chi tiết bánh răng, vòng bi, trục bánh răng hành tinh và lỗ lắp trục trên vỏ bộ vi sai. Nếu có hiện tượng xước, tróc rỗ hoặc sứt mẻ, phải thay chi tiết mới. Kiểm tra độ rơ giữa trục bánh răng hành tinh và lỗ lắp trục; nếu lắc cảm giác được độ rơ rõ rệt thì phải thay trục mới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty trường hải (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)