Cấu tạo bộ truyền lực chính

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty trường hải (Trang 75)

Truyền lực chính bánh răng côn

Trong bộ truyền lực chính bánh răng côn, bánh răng chủ động ( bánh răng quả dứa) có số răng rất ít (59 răng) được chế tạo liên tục, bánh răng bị động ( bánh răng vành chậu) thường có kích thước lớn, phù hợp tỉ số truyền lực chính. Bộ truyền bánh răng con sử dụng trong bộ truyền lực chính có thể là:

+ Bánh răng côn răng thẳng, chỉ dùng trên ô tô chuyên dụng cấp độ thấp, + Bánh răng côn xoắn,

+ Bánh răng hypoit, trên ô tô ngày nay thường dùng.

Cấu trúc cái loại bánh răng sử dụng ở truyền lực chính trình bày trên hình 3.33

Chương III: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của HTTL

SVTH: Nguyễn Minh Tân 55

Cặp bánh răng thẳng đơn giản trong chế tạo, nhưng có hệ số trùng khớp nhỏ, độ ồn cao khi làm việc ở vận tốt lớn, kích thước cồng kềnh nên ít được sử dụng trong ô tô.

Cặp bánh răng côn xoắn (a) có kích thước nhỏ gọn hơn, hệ số trùng khớp cao so với bánh răng côn thẳng. Tuy nhiên đòi hỏi công nghệ chế tạo phức tạp hơn, lực dọc trục lớn.

Nếu chiều riêng của răng trùng với chiều quay của bánh răng chủ động. lực ăn khớp dọc trục hướng từ đáy lớn lên đáy nhỏ và có xu hướng làm kẹt răng, tăng tổn hao công suất truyền nghiêng trái để tránh xu hướng kẹt răng khi ô tô chuyển động

Bộ truyền bánh răng hypoit (b) có đặc điểm: đường tâm các trục chủ động và bị động lệch nhau một khoảng E, nên tỉ số truyền và hệ số trùng khớp lớn hơn so với các cặp bánh răng côn khác nhau cùng kích thước. Đặc điểm này cho phép lựa chọn một vị trí tối ưu của cầu xe với các đăng nhằm hạ thấp chiều cao trọng tâm ô tô, song vẫn giữ được khoảng sáng gầm xa yêu cầu ( so với sử dung các cặp bộ truyền bánh răng côn khác).

Nhược điểm của bộ truyền hypoit là chế tạo phức tạp, đòi hỏi độ chính xác lắp ghép cao, đặc biệt là xuất hiện sự trượt lớn dọc theo bề mặt răng trong vùng ăn khớp và đòi hỏi phải dùng dầu bôi tron đặt biệt (dầu hypoit). Tuy vậy, do hạn chế tối đa độ ồn ở tốc độ cao nên cặp bộ truyền hypoit được sủ dụng ngày càng phổ biến trên ô tô

Cấu tạo của bộ truyền lực chính đơn trình bày trên hình 3.34

SVTH: Nguyễn Minh Tân 56

Bánh răng quả dứa 2 được chế tạo liền với trục. Bánh răng bị động 3 được chế tạo rời thành vành răng rồi ghép với vỏ vi sai.

Ở bộ truyền bánh răng côn xoắn (a), kéo dài các đường tâm trục của cặp bánh răng gặp nhau tại tâm của bộ truyền. Ở trên bộ truyền hypoit (b), các đường tâm trục của cặp bánh răng lệch nhau với khoảng cách E.

Độ cứng vững của trục và phương pháp bố trí ổ bi

Truyền lực chính làm việc với tải trọng lớn, số vòng quay thường xuyên thay đổi, do vậy kết cấu truyền lực chính đòi hỏi có độ cứng vững cao. Kết cấu bố trí truyền lực chính cần đảm bảo ăn khớp tốt của các bánh răng, do vậy các ổ lăn được bố trí sao cho trục có độ cứng vững cao. Khi bộ truyền lực chính làm việc xuất hiện lực chiều trục lớn, nên các ổ sử dụng trong các bộ truyền lực chính thường là các ổ bi côn.

Một số kết cấu điển hình bố trí ổ lăn trên trục chủ động của truyền lực chính được trình bày trên hình 3.35.

Sơ đồ a: Thường gặp trên cầu chủ động ô tô con, tải, buýt nhỏ. Kết cấu bố trí 3 ổ trên trục chủ động: hai ổ côn sát nhau, ổ trụ đặt sát bánh răng chủ động.

Sơ đồ b: Bố trí 3 ổ: 2 ổ côn và 1 ổ trụ. Bánh răng làm việc có độ cứng vững cao nhờ các ổ bố trí hai phía. Khoảng cách giữa hai ổ côn được thu gọn.

Sơ đồ c: Thường bố trí trên ô tô tải và buýt, với tỷ số truyền lớn. kết cấu bố trí 3 ổ trên trục chủ động.

Sơ đồ d: Sử dụng trên ô tô tải và buýt, với tỷ số truyền lớn. Kết cấu bố trí 3 ổ trên trụ chủ động của cầu trung gian. Trục đặt trên 3 ổ đảm bảo độ cứng vững cao.

Trục bánh răng bị động cũng được đặt trên hai ổ côn (ở hai bánh răng) với đỉnh nón hướng ra ngoài, giúp nâng cao độ cứng vững của trục và bánh răng chủ động.

Trong các bộ truyền lực chính, trục của bánh răng bị động có kích thước lớn để chứa bộ vi sai, nên có độ cứng vững cao. Bánh răng bị động là vành răng (vành chậu) được lắp chính xác trên trục bị động để đảm bảo độ đồng tâm (hình 3.34). Một số kết cấu bánh răng vành chậu có kích thước lớn, còn bố trí các vít tựa đối diện với điểm ăn khớp của cặp bánh răng côn, để hạn chế biến dạng, đảm bảo khả năng ăn khớp đúng.

Chương III: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của HTTL

SVTH: Nguyễn Minh Tân 57

3.5.2.2. Bộ vi sai

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty trường hải (Trang 75)