Hạn chế của pháp luật và hướng đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 58)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.5.Hạn chế của pháp luật và hướng đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động

4. Phạm vi nghiên cứu

3.5.Hạn chế của pháp luật và hướng đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động

động thương mại biên giới.

Cùng với sự phát triển của thương mại biên giới, phát luật về thương mại biên giới đã ra đời và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thương mại biên giới. Trong đó phải kể đến sự điều tiết các hoạt động thương mại, đưa thương mại biên giới đi vào nề nếp, đảm bảo cho sự ổn định của thương mại biên giới, theo đó là các chính sách ưu đãi cũng như tạo điều kiện cho hoạt động thương mại biên giới phát triển như ưu đãi thuế quan, đơn giản hóa thr tục hành chính, thuế…đã tạo điều kiện cho thương mại biên giới phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, do các qui định của phát luật về thương mại biên giới chưa chặt chẽ, có qui định tỏa ra không phù hợp đã làm cho thương mại biên giới chuyển biến theo chiều hướng khác, ảnh hưởng xấu đến thương mại biên giới nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cụ thể ở các vấn đề sau và hướng đề xuất hoàn thiện:

Thứ nhất, việc miễn thuế 2 triệu đồng/người/ngày là một chính sách được nhà nước đưa ra để khuyến khích phát triển thương mại biên giới mà đối tượng hướng đến là cư dân biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế, cư dân biên giới đã không dùng sự ưu đãi này để thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa của riêng mình đã tiếp tay cho bọn buôn lậu. Cụ thể là bọn buôn lậu mà trên thực tế hay gọi là đầu nậu (Người bỏ vốn ra thu gom hàng hóa hay tập trung một cái gì đó vào tay mình với mục đích không lương thiện)18 đã thuê các cư dân biên giới này vận chuyển hàng hóa một cách công khai qua

18

cửa khẩu rồi các đầu nậu gom hàng lại và vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ19. Trên thực tế, đa số hàng lậu đều được vận chuyển theo hình thức này và được vận chuyển với số lượng rất lớn, gây bất ổn cho sản xuất trong nước khi mà hàng lậu tràn ngập thị trường, hàng hóa thì không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Căn nguyên của việc này là nằm ở cư dân biên giới. Cuộc sống của cư dân vùng biên giới vốn nghèo khó nên qui định trên đúng là ưu đãi cho cư dân biên giới nhưng các cư dân nơi đây không có vốn để kinh doanh, trong khi việc kinh doanh thì có khi có lãi khi lại mất vốn, và chính điều đó đã đẩy cư dân biên giới đến với tay bọn đầu nậu. Do đó, để cấp giấy thông hành biên giới cũng như để được công nhận là cư dân biên giới, cần có các điều kiện đưa ra như phải có vốn kinh doanh hoặc được hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho cư dân biên giới kinh doanh. Trên cơ sở đó thành lập các hội kinh doanh, nhóm kinh doanh để các cư dân biên giới hỗ trợ nhau kinh doanh cũng như hổ trợ người mới kinh doanh, đồng thời cũng nâng cao ý thức cũng như khả năng giám sát hàng hóa lưu thông khi các nhóm, các hội này cùng hoạt động kinh doanh. Trong khi đó việc cấp giấy thông hành quá dễ dãi, việc trở thành cư dân biên giới và vận chuyển hàng hóa cho bọn đầu nậu công khai, công việc không mấy nặng nhọc nhưng có thu nhập cao hơn so với canh tác ruộng, rẫy đã là cho một bộ phận dân chúng tại vùng biên bỏ ruộng rẫy để đi làm cư dân biên giới. Vì vậy cần siết chặt các qui định cấp giấy thông hành, kiểm soát của các đoàn, hội kinh doanh khi kết nạp thêm cư dân biên giới mới sẽ hạn chế điều này.

Thứ hai, việc giám sát hàng hóa của cư dân biên giới còn quá sơ xài, dễ dãi, tạo điều kiện cho cư dân biên giới, nhất là các đối tượng vận chuyển hàng hóa cho đầu nậu kê khai gian lận hàng hóa, vừa vận chuyển hàng hóa không thuộc loại hàng hóa được phép mua bán của cư dân biên giới, vừa kê khai vượt định mức để vận chuyển được nhiều hơn. Việc qui định chỉ được kiểm tra hàng hóa của cư dân biên giới khi có cơ sở cho cho rằng hàng hóa vượt định mức hay có hàng lậu đã vô tình tiếp tay cho bọn buôn lậu. Trên thực tế số lượng cư dân biên giới tham gia mua bán hàng hóa hàng ngày với số lượng rất lớn, trong khi việc giám sát hàng hóa thực tế lại mang mang nhiều cảm tính và để tránh ùn tắc, cơ quan quản lý thường không kiểm tra hàng hóa hoặc chỉ kiểm tra một cách sơ xài vì không thể kiểm tra hết nổi. Trong khi đó hàng hóa của cư dân biên biên giới lại không thể xác định được mục đích thực sự khi họ đem hàng qua lại cửa khẩu (mua bán hàng hóa thông thường hay là vận chuyển hàng hóa dùm đầu nậu nhầm trốn thuế), còn việc kiểm soát sau khi hàng hóa đã qua cửa khẩu thì

19

Vì sao “ chảo lửa ” buôn lậu Lạng Sơn luôn nóng ?

không thể thực hiện được. Do đó, cần kiểm tra thực tế hàng hóa kĩ càng, nếu thiếu nhân lực tại khu vực này thì có thể bổ sung thêm vì đây là cửa ngõ hàng hóa ra vào, nếu kiểm soát tốt khâu này sẽ đỡ vất vả hơn trong công tác chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái trong nội địa. Còn về việc vận chuyển hàng cho đầu nậu nhằm trốn thuế, thực tế các điểm gom hàng của đầu nậu tập trung gần các cửa khẩu vì cư dân biên giới không thể đi xa và để thuận tiện cho việc gom hàng, cần triệt để xử lý các điểm gom hàng này trong các khu vực gần biên giới, cửa khẩu, những nơi mà chỉ quan sát là thấy, còn đối với các biện pháp tinh vi cần dựa vào cư dân biên giới, cụ thể là tin báo từ nhân dân.

Thứ ba, đối với quy định hàng hóa của cư dân biên giới trong định mức không phải kê khai, trong khi giá cả hàng hóa chỉ có cư dân biên giới mới biên nhưng không bao giờ kê khai đúng giá cũng như trốn các các khoản phải đóng nếu vượt định mức kèm theo đó là phải kê khai hải quan. Do đó, nên bắt buộc hàng hóa cửa cư dân biên giới đều phải kê khai trừ một số hàng hóa có tại vùng biên giới, quen thuộc các hàng nông sản trong định mức.Việc kê khai nhằm tạo cư sở cho việc giám sát thực tế hàng hóa cũng như cơ quan quản lý có thể nắm được số lượng, loại hàng hóa qua lại cửa khẩu.

Thứ tư, việc xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu, các thủ tục tại cửa khẩu rườm rà, qua nhiều cửa làm cho công tác thông quan còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thông quan hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản khi đã vào vụ thu hoạch thường phải ùng ứ tại cửa khẩu. Do đó cần đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan hữu qua nước bạn cải cách các thủ thủ tục thông quan, cần đẩy mạnh nhân rộng mô hình cơ chế một cửa Giữa Việt Nam và Lào tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sẽ bắt đầu từ ngày 7/01/2015. Đây là một mô hình mới với nhiều ưu điểm vượt trội, cần rút kinh nghiệm khi đưa vào vận hành và nhân rộng. Tuy nhiên cần lưu ý khi đơn giản hóa thủ tục thông quan, cần lưu ý các điều kiện cụ thể để trách các tình trạng như đối với cư dân biên giới. Trong khi đó hiện tượng ùn ứ tại cửa khẩu khi vào vụ thu hoạch nông sản như dưa hấu, thanh long là do công tác định hướng thị trường tiêu thụ, quy hoạch vùng nông sản, mặt hàng xuất khẩu chưa hiệu quả, dó đó cần làm tốt khâu quy hoạch thị trường tiêu thụ, định hướng sản phẩm xuất khẩu cũng như cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân để tránh cảnh được mùa mất giá do không tìm được đầu ra.

Thư năm, tình trạng lợi dụng chính sách hóa đơn, chứng từ lưu thông trên đường theo Thông tư liên tịch số 60/2011 ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công an để vận chuyển hàng lậu vào nội địa cũng khá phổ biến. Theo đó, các đối tượng buôn lậu khai lô hàng giá trị rất thấp và doanh nghiệp hoặc các chủ cửa hàng viết hóa đơn là thành hàng hợp pháp. Trong khi đó, việc mua hóa đơn hiện nay tại các doanh nghiệp, cửa

hàng kinh doanh là tương đối dễ dãi. Do đó, cần sửa đổi qui định này ở chổ đối với hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nếu được sử dụng tại biên giới sẽ không cần các hóa đơn chứng từ, tuy nhiên nếu hàng hóa này ra ngoài các khu vực được coi là khu vực biên giới thì cần phải có hóa đơn, chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, giấy phép thông quan của hải quan. Qui định này sẽ cản bước các đối tượng buôn lậu cũng như lợi dụng chính sách miễn thuế để buôn lậu.

Riêng đối với dự thảo sửa đổi Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 7/11/2006 của Thủ tướng chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới, việc đề xuất mỗi Hộ cư dân biên giới được miễn thuế với trị giá không quá 2.000.000 (hai triệu) đồng/1 hộ và không quá 04 (bốn) lần/1 tháng đối với những loại hàng hoá phục vụ trực tiếp đời sống, sản xuất của hộ cư dân biên giới thì chưa giải quyết được tận gốc vấn đề lợi dụng chính sách này. Trong khi đó, việc hạn chế số lần mua hàng trong tháng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, làm giảm sự năng động cũng như nhịp độ phát triển của thương mại biên giới hiện nay. Việc giới hạn một hộ chỉ được một suất miễn thuế có thể có hiệu quả trong trường hợp này để tránh trường hợp lợi dụng chính sách này cho mục đích vận chuyển hàng lậu, vì cơ bản nếu cá nhân một hộ gia đình khu vực biên giới thì khó lòng sử dụng hết số giá trị hàng hóa miễn thuế tối đa là 8 triệu đồng/tháng, một khi cho giới hạn dư sẽ dễ bị lợi dụng như các qui định trước đây.

Còn việc dự thảo qui định “hàng hoá mua, bán, trao đổi của hộ cư dân biên giới được miễn thuế để phục vụ trực tiếp đời sống, sản xuất của hộ cư dân biên giới, trường hợp hàng hoá đã được miễn thuế mà không sử dụng, sử dụng không hết đem bán, kinh doanh thì phải kê khai nộp đủ thuế đã được miễn (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng...); cá nhân, tổ chức, người thu mua, thu gom phải kê khai nộp thuế cho cơ quan hải quan, hoặc cơ quan thuế”20, qui định này nhìn chung là khả quan nhưng khó có khả năng thực hiện, việc kiểm soát cư dân biên giới có sử dụng hết số hàng trong định mức miễn thuế không là không khả thi vì không thể nào giám sát được. Việc dự thảo đề nghị lực lượng biên phòng cử người giám sát các khu vực quanh cửa khẩu biên giới có khả năng tập kết hàng lậu để ngăn chặn, xử lý. Tuy nhiên biện pháp này cũng chỉ có hiệu quả trong khu vực gần cửa khẩu biên giới nơi có biên phòng giám sát trong khi lực lượng này cũng có hạn, biện pháp này sẽ đẩy các điểm tập các hàng lậu ra xa hơn và khó quản lý hơn.

20

Dự thảo Về sửa đổi, bổ sung Điều 5 Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng

Ngoài ra, công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại vẫn chưa phát huy hiệu quả, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại còn phổ biến tại khu vực biên giới, cửa khẩu. Để khắc phục tình trạng này, cần đẩy mạnh một số giải pháp sau:

+ Tiếp tục hoàn thiện các qui định của pháp luật về trị giá hải quan về thuế chống bán phá giá, chống trợ giá trên cơ sở xây dựng cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện các qui định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan, như nghĩa vụ tham gia tham vấn giá, nghĩa vụ phải nộp thuế theo số thuế cơ quan hải quan xác định lại, nghĩa vụ nộp khoản bảo đảm theo yêu cầu của cơ quan hải quan, nghĩa vụ nộp bảo lãnh để thông quan hàng hoá trong trường hợp cơ quan hải quan nghi ngờ trị giá khai báo, nghĩa vụ nộp thuế truy thu kể cả trong trường hợp trị giá tính thuế đã được cơ quan hải quan chấp nhận trước đó…của người khai hải quan; Trách nhiệm tổ chức tham vấn giá, trách nhiệm phải thông báo cho người nhập khẩu biết các tài liệu, nguồn thông tin được sử dụng để xác định trị giá tính thuế, trách nhiệm yêu cầu người khai hải quan nộp khoản bảo đảm đủ để trả tiền thuế cho lô hàng trong trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ nghi ngờ trị giá khai báo…của cơ quan hải quan.

Cùng với việc hoàn thiện các qui định về trị giá hải quan là xây dựng và từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật về thuế chống bán phá giá, chống trợ giá cũng như cơ chế bảo đảm thực hiện là điều hết sức cần thiết, bởi ngay cả trong trường hợp hàng nhập khẩu được bán phá giá, trợ giá thì khi xem xét trị giá tính thuế vẫn theo trị giá giao dịch. Do vậy để bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh và đảm bảo cho các nhà nhập khẩu được bình đẳng khi cùng áp dụng các nguyên tắc xác định trị giá tính thuế đòi hỏi phải triển khai đồng bộ các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ giá từ các nước xuất khẩu. Đồng thời, phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá, trợ giá và phải coi đây là công cụ pháp lý bắt buộc để đối phó với hàng nhập khẩu khi được khai báo với trị giá quá thấp.

+ Hoàn thiện cơ chế tự khai, tự xác định trị giá tính thuế và quy trình quản lý giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu.

Cơ chế xác định giá tính thuế hàng nhập khẩu hiện hành ở Việt nam đã hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế. Cùng với cơ chế đó là cơ chế tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế nên bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định như: tạo thông thoáng cho giao lưu thương mại, phù hợp với thông lệ quốc tế, thay đổi phương pháp quản lý của công chức Hải quan từ chỗ bị động mang tính áp đặt sang chủ động kiểm tra, kiểm soát việc tự khai báo của doanh nghiệp, phù

hợp với tiến trình cải cách hành chính, nâng cao ý thức tự giác khai báo của các doanh nghiệp - đây là phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên, để góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận thuế qua việc tự xác định trị giá tính thuế cần tiếp tục hoàn thiện và thiết lập hành lang pháp lý cho một số hoạt động hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xác định trị giá khai báo như: trưng cầu thẩm định giá tại các trung tâm thẩm định giá, sử dụng thông tin giá do cơ quan tham tán thương mại, cơ quan thường vụ thuộc sứ quán Việt Nam tại các nước cung cấp về giá nước bán; Sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan, công tác kiểm toán Hải quan phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quốc tế.

Theo qui trình quản lý giá tính thuế hàng nhập khẩu hiện nay, việc xây dựng và

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 58)