Về phía các chủ thể tham gia hoạt động thương mại biên giới

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 44)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.1.2.2.Về phía các chủ thể tham gia hoạt động thương mại biên giới

4. Phạm vi nghiên cứu

3.1.2.2.Về phía các chủ thể tham gia hoạt động thương mại biên giới

Thứ nhất, đối với thương nhân.

Thương nhân Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đặc điểm đó lại càng thể hiện rõ ràng trong hoạt động thương mại biên giới. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh chưa cao, trong khi phần lớn chọn xuất nhập khẩu tiểu ngạch là chính nên giá trị hàng hóa chưa cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc thiếu định hướng từ khâu sản xuất cho đến thị trường tiêu thụ làm cho các doanh nghiệp Việt trở nên mỏng manh trước các doanh nghiệp phía bên kia biên giới, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc. Chính sự vừa và nhỏ đó làm cho các doanh nghiệp khó khăn cả về vốn lẫn công nghệ, việc xuất khẩu qua biên giới với các sản phẩm đa phần là dạng thô. Điển hình là Trung Quốc, “đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 50,21 tỷ USD, tăng 22% trong năm nay. Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh (tăng 28,4%), đạt trị giá là 36,95 tỷ USD, chiếm 28% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này đạt 13,26 tỷ USD, tăng 7% và chiếm tới 10% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước "16 , trong đó xuất khẩu nông - lâm - thủy sản và các sản phẩm chưa qua sơ chế,

chế biên chiếm trên 40% cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc xuất nhập

khẩu quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc sẽ có những bất lợi nhất định, khi mà tình hình chính trị - xã hội trong khu vực cũng như giữa hai nước không ổn định, trong

khi thị trường tiềm năng tại Campuchia và Lào thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, đối với cư dân biên giới.

Cư dân biên giới là lực lượng nòng cốt ở khu vực biên giới, được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước để phát triển kinh tế vùng biên biên, góp phần ổn định an ninh biên giới. Tuy nhiên chính sách hỗ trợ đã bị nhiều cư dân vùng biên giới lợi dụng và tiếp tay cho bọn buôn lậu. Cụ thể, đối với cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu nếu giá trị hàng hoá đó không quá 2.000.000đồng /1 người/1 ngày tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 đã bị bọn buôn lậu lợi dụng để chuyển hàng lậu công khai thông qua cư dân biên giới. Hàng ngày có hàng trăm cư dân biên giới tập trung tại cửa khẩu chỉ để vận chuyển hàng cho bọn buôn lậu17. Việc này đã làm sai lệch múc đích ban đầu của chính sách hỗ trợ, đồng thời tác động xấu đên an

16Tổng quan xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo châu lục, theo khu vực thị trường và theo thị trường

năm 2013,

http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=20678&Category=Th%E1%BB%91ng% 20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan, [ ngày truy cập 8-9-2014].

17

ninh tại khu vực biên giới, chính sự tiếp tay đó làm cho công tác chống buôn lậu gặp nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp hơn. Trong khi đó nhiều người bỏ ruộng rẫy để đi làm cư dân biên giới, tập trung tại các xã, huyện biên giới để vận chuyển hàng lậu dưới danh nghĩa cư dân biên giới, gây mất trật tự, an ninh khu vực biên giới và dẫn tới nhiều hệ lụy về sau.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 44)