Các thành tựu đạt được trong hoạt động thương mại biên giới

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 38)

L ỜI MỞ ĐẦU

4. Phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Các thành tựu đạt được trong hoạt động thương mại biên giới

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Thương mại biên giới Trung ương tại hội nghị giao ban giữa Bộ Công thương với 25 tỉnh thành biên giới ngày 26 tháng 11 năm 2013, hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới đất liền ngày càng phát triển. Tổng kim ngạch XNK tính từ năm 2008 đến năm 2013 đạt trên 72 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trên 10%/năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa qua biên giới luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kim ngạch song phương giữa Việt Nam và 3 nước có chung biên giới. Điển hình như tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, tỷ trọng này là 30% hằng năm. Hoạt động thương mại biên giới ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống dân cư biên giới. Hàng trăm chợ biên giới được xây dựng, phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của người dân. Nhiều dự án xúc tiến thương mại biên giới, miền núi và hải đảo được tổ chức, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách, doanh thu nhiều tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng thương mại biên giới cũng được quan tâm đầu tư cùng dịch vụ, bến bãi vận tải,

giao nhận hàng hóa, đường giao thông. Hoạt động thanh toán biên mậu tiếp tục được thực hiện phù hợp với Hiệp định thanh toán giữa Việt Nam và 3 nước láng giềng cùng quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước. Hoạt động kiểm dịch động, thực vật qua biên giới, kiểm tra chất lượng hàng hóa đã được chú trọng với tỷ lệ tiến hành ngày càng cao.

Trong thời gian tới, thương mại biên giới đang đứng trước những cơ hội phát triển thuận lợi như việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới, tác động ngày càng rõ rệt của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Dự báo thương mại biên giới sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn thời gian qua, đến năm 2015, với Trung Quốc đạt kim ngạch khoảng 16 tỷ USD, với Lào đạt 2 tỷ USD và Campuchia đạt trên 5 tỷ USD. Cụ thể, thương mại biên giới đã có đóng góp quan trọng trong các mặt sau:

Thứ nhất, buôn bán qua biên giới có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong nước phát triển. Trước hết, hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của tầng lớp dân từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.

- Cụ thể là Việt Nam không những đẩy mạnh xuất khẩu được những mặt hàng mà nước ta có lợi thế như nông sản, thuỷ sản, nguyên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng…mà còn xuất được cả những mặt hàng mà trước đây đồng bào miền núi không thể bán được đi đâu. Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới phẩm chất và bao bì không đòi hỏi cao, chi phí vận tải thấp. Bên cạnh đó ta nhập khẩu được những mặt hàng rất cần thiết để phục vụ tiêu dùng và sản xuất như sản xuất công như nguyên liệu, phụ liệu , máy móc thiết bị, phân bón, giống cây trồng năng suất cao, thuốc trừ sâu…thậm chí có cả những mặt hàng mà trước đây ta phải mua bằng ngoại tệ mạnh thì giờ đây có thể tiết kiệm được ngoại tệ mạnh để nhập khẩu những mặt hàng cần thiết hơn.

- Sự phát triển mậu dịch biên giới đã tạo môi trường và điều kiện cho các ngành du lịch, dịch vụ phát triển, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc cũng được đầu tư và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Nhờ hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, các miền, các tỉnh được mở rộng và phát triển. Thông qua đó, cơ cấu kinh tế của cả nước bắt đầu dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, khôi phục và tạo thêm nhiều ngành nghề mới, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động ở khắp các miền của đấtnước.

Thứ hai, mậu dịch biên giới làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội – văn hoá vùng biên. Thời gian qua, hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới phát triển không chỉ làm phong phú, sống động hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh miền núi mà còn tạo ra những điều kiện để các địa phương trong vùng khai thác và phát huy thế mạnh, tạo nên một khuôn mặt mới cho vùng biên cương của Tổ quốc. Dưới tác động của buôn bán biên giới, hoạt động của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng lên khiến cho thu ngân sách của các tỉnh tăng lên nhanh chóng. Một số tỉnh từ chỗ trước kia chưa cân đối được ngân sách thu, nay đã đủ bù chi và còn nộp được cho ngân sách trung ương phần đóng góp của tỉnh mình, tuy còn nhỏ nhưng rất có ý nghĩa.

Từ khi Việt Nam mở cửa biên giới giao lưu buôn bán với các nước láng giềng đến nay, GDP của các tỉnh vùng biên đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1990 , GDP của các tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc mới đạt 1350,3 tỷ đồng.Năm 1995, con số này tăng lên 6044 tỷ đồng và đến năm 2000 thì GDP của các tỉnh này đạt 9397,1 tỷ đồng (gấp 1,6 lần so với năm 1995)14.

Đối với du lịch, những năm qua, cùng với sự phát triển của giao lưu hàng hoá, ngành du lịch các tỉnh miền núi biên giới có nhiều tiến bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Du lịch là một hoạt động quan trọng thúc đẩy giao lưu kinh tế với bên ngoài và đang trở thành một thế mạnh của nền kinh tế các tỉnh này. Thiên nhiên đã ưu đãi cho các tỉnh này nhiều cảnh quan và điểm du lịch tuyệt vời. Nơi đây còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc có những phong tục tập quán, lễ hội mang bản sắc văn hoá phong phú đa dạng.

Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ tháng 11– 1991 đến nay,khách du lịch giữa hai nước và từ nước thứ ba đã tăng lên đáng kể. Thời kỳ từ năm 1992 đến năm năm 1996, bình quân số khách tăng mỗi năm30% đến 40%. Năm 1996, cố khách vào Việt Nam qua biên giới Việt – Trung đạt tới 375 nghìn lượt người (Chưa kể vào qua Lai Châu), năm 1999 lên 460 nghìn người. Để đảm bảo nhu cầu ăn ở, đi lại cho khách du lịch, tại các thị xã có cửa khẩu đã có hệ thống các cơ sở lưu trú tương đối khang trang với hàng trăm khách sạn, nhà hàng. Riêng tại Quảng Ninh hiện có 156 khách sạn với 3000 kho¸ phòng nghỉ. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê hiện có gần 40 đơn vị kinh doanh lữ hành tại 6 tỉnh có cửa khẩu phía Bắc. Sự phát triển của du lịch từ biên giới không những tăng thêm thu nhập quốc dân mà còn góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư vùng biên giới. Hoạt động du lịch đã góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tạo điều

14 Giá trị và cơ cấu GDP 6 tỉnh biên giới phía Bắc thời kỳ 1997 – 2000,Tổng cục Thống kê Việt Nam.

kiện cho nhân dân hai bên qua lại thăm viếng, trao đổi và thúc đẩy hoạtđộng giao lưu trên nhiều lĩnh vực.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới đã góp phần tạo nên những biến đổi lớn về cơ cấu kinh tế của các tỉnh biên giới cũng như trên toàn khu vực.Đơn cử cơ cấu kinh tế của các tỉnh biên giới phía Bắc giai đoạn 1991 – 2000, ta thấy lĩnh vực dịch vụ (thương mại, giao thông vận tải, bưu điện …) có tốc độ tăng trưởng tương đối cao (do có nhu cầu lớn) và vị trí của chúng đã thay đổi từ 12,5% năm 1990 lên 36,9% năm 2000. Tỷ trọng của ngành nông – lâm nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm giảm từ 52,8% năm 1990 còn 13,4% năm 2000. Công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng tăng nhanh trong những năm 1990 – 1992, giai đoạn 1995 -2000 tỷ trọng ngành này trong tổng sản phẩm quốc nội có giảm chút ít, song xét về tuyệt đối vẫn tăng qua các năm.15 Tại một số tỉnh có cửa khẩu lớn, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanhhơn các tỉnh khác, xu hướng chung là chuyển từ mô hình: nông, lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang mô hình mới: Dịch vụ – nông, lâm nghiệp – công nghiệp (trong đó thương mại – dịch vụ được chú trọng khai thác nhiều hơn). Đây chắc chắn sẽ là xu hướng chung cho cả vùng biên giới nước ta trong nhữngnăm tới.

Về cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của cư dân các tỉnh biên giới, trong đó bao gồm đời sống vật chất lẫn tinh thần:

- Về đời sống vật chất

Buôn bán qua biên giới đã góp phần làm giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ trung bình và giàu có ở các thị xã, thị trấn, khu vực cửa khẩu. Đời sống một bộ

phận nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Mỗi năm, nhờ buôn bán qua biên giới, các địa phương ở biên giới có thêm hàng vạn lao động có việc làm và hàng ngàn lao động từ các vùng trong nước đến làm ăn; nhiều nhà trên các trục đường giao thông, trên các địa điểm giao lưu được sửa sang và xây dựng mới. Nhiều tỉnh vùng biên giới đang hình thành những thị trấn, trung tâm cụm xã như những điểm giao lưu kinh tế - xã hội. Hệ thống chợ vùng biên phát triển phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, sửa chữa, đời sống văn hoá, tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi được cải thiện, đổi mới.

- Về đời sống tinh thần

Kinh tế phát triển đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần cho nhân dân các dân tộc khu vực biên giới. Có thể nói, từ khi

15

Cơ cấu kinh tế của 6 tỉnh biên giới phía Bắc theo phân theo ngành thời kỳ 1991 – 2000, Tổng cục Thống kê Việt Nam.

thực hiện công cuộc đổi mới mở cửa đến nay, các hoạt động văn hoá của các tỉnh biên giới đều rất phát triển, phong phú về nội dung và đề tài, đa dạng về hình thức, thể loại và phong cách biểu diễn. Những ngày hội văn hoá, thể thao của các dân tộc được tổ chức có quy mô với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần khuấy động phong trào và tạo niềm hưng phấn say mê cho bà con các dân tộc mong muốn được góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương. Hệ thống các đài thu phát hình và đài truyền hình, truyền thanh phát triển với nhiều hình thức khác nhau đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân ở vùng thấp và một bộ phận ở vùng cao. Ngoài ra, giao lưu kinh tế qua biên giới còn góp phần thúc đẩy các hoạtđộng giao lưu văn hoá nghệ thuật, du lịch giữa các địa phương biên giới của hai nước. Từ đó góp phần tăng cường thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân vùng biên giới hai nước.

Thứ ba, mậu dịch biên giới góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện giữ gìn an ninh biên giới.

Các cửa khẩu biên giới có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với giaolưu kinh tế – văn hoá, đồng thời có tầm quan trọng trong việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay, giao lưu kinh tế buôn bán qua biên giới ngày càng phát triển đã đáp ứng nguyện vọng lâu dài của nhân dân vùng biên giới, được nhân dân vùng biên giới đồng tình ủng hộ. Đồng thời, nhờ mở cửa, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, nhân dân càng chú tâm vào làm ăn nhằm nâng cao đời sống của mình và góp phần xây dựng quê hương, giữ gìn an ninh biên giới… Thực tế cho thấy, những vùng biên giới giao lưu kinh tế phát triển thì vấn đề xâm phạm chủ quyền và an ninh biên giới ít xảy ra. Ngoài ra, do mở cửa biên giới, cán bộ, nhân dân hai bên biên giới có điều kiện hiểu biết nhau hơn, tham khảo kinh nghiệm và phát triển của nhau, mở rộng tầm nhìn, làm giàu thêm vốn tri thức của mình.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)