Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 42)

L ỜI MỞ ĐẦU

4. Phạm vi nghiên cứu

3.1.2.1. Về phía nhà nước

Đối với các mặt yếu kém trong hoạt động thương mại biên giới, phía nhà nước tập trung ở hai mảng sau:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách.

Các chính sách cũng như các quy định pháp luật về thương mại biên giới chưa thật sự đồng bộ, chưa tạo điều kiên thuận lợi cho sự phát triển của thương mại biên giới. Từ khâu quản lý, điều hành cho đến các cơ chế thúc đẩy thương mại biên giới chưa có nhiều đột phá. Trong đó, các quy định chưa chặt chẽ về các chính sách ưu đãi dẫn đến bị lợi dụng cho các mục đích phi pháp. Cụ thể, đối với qui định miễn thuế đối với hàng hóa của cư dân biên giới không vượt 2.000.000 đồng đã bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng chuyển hàng qua biên giới với khối lượng cũng như tần suất rất lớn. Một lượng lớn cư dân biên giới tập trung tại khu vực biên giới chỉ để vận chuyển hàng qua biên giới cho bọn đầu nậu, gây mất an ninh trật tự lẫn gây thất thu ngân sách cho nhà nước. Trong khi hàng hóa qua biên giới theo đường này rất khó kiểm soát về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa, tạo nên các mối nguy tìm ẩn cho nền kinh tế. Trong khi đó hàng lậu chủ yếu được vận chuyển trong thương mại biên giới và được phân phối khắp cả nước, vừa thất thu ngân sách, chất lượng không đảm bảo, vừa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu do lợi thế về giá cả, gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế.

Trong đó, công tác quy hoạch, định hướng chiến lược trong sản xuất phục vụ cho nền kinh tế nói chung và thương mại biên giới nói riêng chưa đảm bảo. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, các hàng nông sản dễ hư, hỏng trong khi vận chuyển đường xa, và phải chờ thong quan cả tuần dẫn đến bị hư trên xe như tình trạng dưa hấu ở các tỉnh miền trung. Về mặt hàng thanh long cũng vậy, nông dân trúng mùa nhưng không bán đi xuất khẩu được do không đạt tiêu chuẩn về trọng lượng, màu sắc của trái nên không thể xuất qua cửa khẩu. Từ đó cho thấy sự bất cập trong khâu quy hoạch diện tích trồng cũng như kỹ thật trồng trọt chưa tốt, chất lượng sản phẩm chưa cao, người dân chỉ tự phát trồng theo phong trào trong khi đầu ra là thị trường bên kia biên giới thì chưa ổn định.

Thứ hai, về cơ sở vật chất, kỹ thuật đầu tư.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được các nhu cầu cho việc phát triển thương mại biên giới. Về cơ sở vật chất tại cửa khẩu, kho bãi chưa đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động thông quan hàng hóa, nhất là các cửa khẩu phía bắc, dẫn đến việc tiến dộ thông quan không đáp ứng so với nhu cầu thông quan, gây cảnh ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu. Trong khi đó việc vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu chủ yếu là đường bộ, việc các tuyến đường chưa thuận tiện cũng như xuống cấp dẫn đến chưa thể bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)