Địa điểm mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 26)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2.1.1.Địa điểm mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới

4. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1.1.Địa điểm mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới

Các địa điểm cư dân biên giới được phép qua lại, mua bán, trao đổi hàng hóa được qui định tại Điều 7 Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ , cụ thể như sau:

Thứ nhất, cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở. Đây thường là cửa khẩu quốc gia hoặc cửa khẩu tế và có vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa. Các cửa khẩu này thường có thể vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức khác nhau, có thể có đường sắt hoặc đường thủy tùy từng khu vực cụ thể.

Thứ hai, cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập. Cửa khẩu này thường được mở gắn liền với sự hình thành của khu kinh tế cửa khẩu do chính phủ quyết định thành lập. Cửa khẩu này không chỉ phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu kinh tế cửa khẩu mà còn phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung cũng như nhu cầu xuất nhập cảnh của cư dân biên giới hai nước.

Thứ ba, cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh tiếp giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại (Nay là Bộ Công Thương) cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là có thể coi là cửa khẩu phụ, chỉ phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu và qua lại của cư dân biên giới hai nước, do chính quyền địa phương của hai tỉnh biên giới giáp ranh thỏa thuận mở.

Thứ tư, đường mòn, lối mở biên giới được chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai nước hiệp thương xác định theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước. Đây là một địa điểm hầu như chỉ có sự hiện diện của cư dân biên giới và phục vụ cho cư dân biên giới là chủ yếu. Trong đó, các đường mòn, lối mòn biên giới thường do nhân dân hai nước qua lại lâu ngày hình thành và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng biên giới, sự kiểm soát tại các khu vực này không có hải quan sẽ do Bộ đội biên phòng các khu vực này phụ trách.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 26)