Các giải pháp đề xuất dành cho doanh nghiệp, các chủ thể tham gia vào

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 54)

L ỜI MỞ ĐẦU

4. Phạm vi nghiên cứu

3.4. Các giải pháp đề xuất dành cho doanh nghiệp, các chủ thể tham gia vào

hệ thương mại biên giới.

Các giải pháp nêu trên là để tạo nên một môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới giữa Việt Nam và các nước. Tuy nhiên, những hoạt động mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước có phát triển được hay không phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp – những người thực thi các hoạt động này. Do đó, đưa ra một giải pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới trên bộ cho phù hợp với điều kiện kinh doanh mới là vấn đề hết sức quan trọng nhằm phát triển hoạt động thương mại hàng hoá trong thời gian tới. Một số giải pháp chủ yếu đó là:

Thứ nhất: Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Để có chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia, hàng hoá Việt Nam phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn từ các hàng hoá của các nước trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, muốn phát triển xuất nhập khẩu hang hoá qua biên giới trên bộ với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm.

Thứ hai: Xây dựng chiến lược xuất khẩu và chiến lược mặt hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới trên bộ với các nước láng giềng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có tính có tính “tình huống”, “thương vụ”, “chụp giật” mà ít có tầm nhìn dài hạn hay nói đúng hơn là chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể. Để duy trì và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải hoạch định một chiến lược kinh doanh lâu dài. Để hoạch định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cung như cơ chế điều hành hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ 2010 – 2015, phân tích môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực, thực tiễn thị trường nước bạn, của Việt Nam, tình hình cạnh tranh và đặc điểm của doanh nghiệp đê hoạch định chiến lược cho sát thực và cụ thể. Khi hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu chiến lược đến thời điểm cụ thể, tránh đưa ra các mục tiêu chung chung không rõ ràng, khó xác định. Sau khi đã xác định được mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp cần phải xác định rõ các nội dung chiến lược, các biện pháp cần thực hiện và việc tổ chức thực hiện sao cho kết quả nhất.Trong quá trình thực hiện chiến lược, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chiến lược để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Về chiến luợc mặt hàng nói riêng, cũng cần có kế hoạch cho từng mặt hang cụ thể, sang từng khu vực thị trường cụ thể. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung đầu tư sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà thị trường nước bạn có nhu cầu và Việt Nam có thế mạnh như thuỷ sản, nông sản, đồ gia dụng…. Lâu dài hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và tìm biện pháp thích hợp để xuất khẩu qua biên giới cả những sản phẩm mới, chế biến và chế tạo như các sản phẩm công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các dịnh vụ tư vấn có hàm lượng trí tuệ cao.

Thứ Ba: Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.

Hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại là một hoạt động rất quan trọng nhằm xâm nhập, mở rộng thị trường và tổ chức các hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Để tăng cường các hoạt động này, doanh nghiệp cần áp dụng những biện pháp sau:

- Tăng cường các hoạt động khảo sát thị trường

Để trực tiếp đi khảo sát thị trường nước bạn, doanh nghiệp có thể tự thành lập đoàn khảo sát hoặc tham gia các đoàn khảo sát thị trường do các cơ quan quản lý của Nhà nước, của các tỉnh thành, hoặc do các tổ chức hỗ trợ phát triển thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức. Dù tiến hành theo hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải lập một kế hoạch khảo sát cụ thể từ việc lựa chọn đoàn khảo sát, mục đích và yêu cầu cần phải đạt được, biện pháp và cách thức tổ chức tiến hành…Sau mỗi một lần tổ chức đều phải đánh giá rút kinh nghiệm cho các lần sau.

Khảo sát thị trường nước ngoài là một vấn đề khó khăn và phức tạp đối với các doanh nghiệp. Trước mắt, tuỳ vào quy mô của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức, quy mô đoàn khảo sát, thời gian và quy mô thị trường khảo sát cho phù hợp với doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở tăng dần quy mô cho các lần khảo sát tiếp theo.

- Tăng cường hệ thống thông tin về thị trường Nhu cầu về thông tin của thị trường bao gồm:

+ Các thông tin về thị trường thế giới và khu vực nói chung

+ Các thông tin về thị trường nước láng giềng như thông tin về luật pháp, về phát triển kinh tế, về chính sách xuất nhập khẩu, giá cả, nhu cầu hàng

hoá của nước bạn, hệ thống thanh toán, hệ thống cơ sở hạ tầng và các thông tin về doanh nghiệp nước bạn.

+ Các thông tin về thị trường Việt Nam

Các kênh thông tin mà doanh nghiệp có thể thu thập ngoài các nghiên cứu khảo sát thị trường còn có thể qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo, qua các văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài, qua các tổ chức xúc tiến thương mại, qua hệ thống khách hàng, và Việt kiều ở nước láng giềng…Các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, chính xác và kịp thời để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm mục đích giới thiệu quảng cáo hàng hoá, ký kết các hợp đồng mua bán và tìm kiếm các thong tin về thị trường.

- Tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động thương mại với thị trường các nước láng giềng để hiểu biết thêm về thị trường, về kinh nghiệm phát triển và mở rộng thị trường, về phương thức kinh doanh…Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi, học tập và bổ sung kiến thức để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

- Thực hiện các chiến lược quảng cáo trên thị trường nước bạn.Hình thức này rất phù hợp với các doanh nghiệp có những mặt hàng truyền thống xuất khẩu sang các nước láng giềng. Thực hiện quá trình quảng cáo sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp và nhãn hiệu của doanh nghiệp. Điều này có tác dụng to lớn và lâu dài trong sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước láng giềng hoặc tại các cửa khẩu biên giới để tiếp cận khách hàng, đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá ổn định và giải quyết các vấn đề đột xuất nảy sinh nhằm ổn định mức tiêu thụ, duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng.

Thứ tư: Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao uy tín và khả năng làm ăn doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân phải thường xuyên được nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ như các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, các kiến thức về marketing…

Thứ năm: Tạo mối quan hệ buôn bán tin cậy với các đối tác trong và ngoài nước.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tạo được hệ thống mua bán tin cậy với các đối tác trong và ngoài nước thì sẽ tạo được kênh mua bán tin cậy thông suốt, hoạt động mua bán sẽ nhanh chóng, chi phí thấp, tạo được uy tín, mở rộng được hoạt động kinh doanh. Việc tạo và giữ uy tín đồng thời cũng là giữ thương hiệu đối với đối tác nói riêng và người tiêu dùng đối các sản phẩm của doanh nghiệp nói chung. Việc tạo và giữ uy tín cần có thời gian và phụ thuộc nhiều vào chiến lược kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp.

Thứ sáu: Giảm sự phụ thuộc vào một thị trường quá lớn.

Về sự tiếp giáp với các nước cùng biên giới, nước ta tiếp giáp cũng như phát triển quan hệ thương mại biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tuy nhiên nhìn vào cơ cấu trong quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào, Việt Nam và Campuchia chỉ chiếm một phần nhỏ so với Việt Nam và Trung, điều này đã làm thương mại biên giới của Việt Nam phụ thuộc rất vào Trung Quốc. Nhất là khi quan hệ thương mại phụ thuộc vào yếu tố chính trị, một khi bất đồng hay căng thẳng về chính trị, nền kinh tế nói chung và đặc biệt là thương mại biên giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, cần diều hòa, đảm bảo cả về lượng và về chất trong quan hệ với các nước trong quan hệ thương mại biên giới, tránh phụ thuộc vào một nước cũng như phát triển thương mại với nước thứ 3 trên bộ ( những nước cách Việt Nam một quốc gia hay một khoảng cách địa lý nhỏ ) khi mà các nước tiếp giáp biên giới chỉ có 3 nước nêu trên.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 54)