Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 46)

L ỜI MỞ ĐẦU

4. Phạm vi nghiên cứu

3.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Là một đất nước có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với 15 nước, với chiều dài 2,2 vạn kilômét đường biên giới, Trung Quốc rất chú trọng việc phát triển kinh tế biên mậu, coi mở cửa miền biên giới sau khi mở của miền duyên hải là một bước quan trọng của việc mở rộng cửa đối với nước ngoài. Trên cơ sở đó, các cửa khẩu biên giới trên bộ của Trung Quốc được khuyến khích phát triển quan hệ kinh tế thương mại , lấy đa dạng hoá thương mại làm khởi điểm để tích luỹ phát triển hạ tầng đô thị biên giới. Xây dựng và mở rộng phạm vi hoạt động của một số xí nghiệp công nghiệp địa phương một cách năng động linh hoạt hướng mạnh về lắp ráp , sơ chế, bảo quản …tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch qua biên giới, qua đó nhằm thực hiện “tam khứ nhất bổ”, tức là xuất khẩu ba thứ: hàng hoá, lao động và thiết bị kỹ thuật để lấy về một thứ bổ là mặt hàng thiếu và khan hiếm. Với chính sách này, Trung Quốc đã thực hiện tương đối thành công việc phát triển thành công kinh tế biên mậu.

Kinh nghiệm về chính sách biên mậu của Trung Quốc làm nổi lên các vấn đề sau: - Mọi hoạt động mậu dịch biên giới được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương

- Khu vực biên giới có giới hạn không gian rõ ràng

- Khuyến khích xuất nhập khẩu tiểu ngạch bằng các chính sách ưu đãi

- Ưu tiên phát triển khu thương mại, du lịch, dịch vụ tại các vùng cửa khẩu biên giới. - Địa phương được hưởng một số khoản thu qua các hoạt động mậu dịch biên giới để đầu tư phát triển.

- Mở rộng quyền tự chỉ cho các địa phương biên giới tự quyết định các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển kinh tế khu vực, chính sách về quản lý biên mậu. - Trừ một số mặt hàng như thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, đồ trang sức…, hàng hoá nhập khẩu tiểu ngạch được giảm 50% thuế so với chính ngạch. Đặc biệt tại các điểm cặp chợ biên giới, mỗi người được mang vào mỗi ngày vật phẩm hàng hoá có giá trị nhất định được miễn thuế nhập khẩu, vượt trên giá trị đó phải làm thủ tục xuất nhập khẩu. Tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của hàng hoá tiểu ngạch cũng được nới lỏng so với quy định của trung ương.

- Việc kiểm hoá hàng hóa xuất khẩu được thực hiện tại bãi kiểm hoá liên hợp, cách biên giới một khoảng nằm trên tuyến đường chính đến cửa khẩu. Tại đây tập trung toàn bộ các cơ quan quản lý. Mọi thủ tục hàng hoá đều được tiến hành một cách nhanh chóng và do Cục biên mậu phụ trách công tác quản lý.

Còn về kinh nghiệm về phân cấp cho chính quyền địa phương:

- Cục biên mậu đại diện cho chính quyền địa phương quản lý hoạt động biên mậu, có trách nhiệm tổ chức điều hành các cơ quan liên quan như: tài chính, thuế vụ, công thương của địa phương, hải quan , kiểm dịch...

- Bộ kinh mậu phê chuẩn một số một số công ty có quyền kinh doanh mậu dịch tiểu ngạch. Các công ty này vừa là đầu mối xuất nhập khẩu vừa được thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp, vừa làm dịch vụ uỷ thác cho tư nhân theo lệ phí thống nhất, vì vậy hạn chế được rủi ro do bị ép cấp, ép giá và có khả năng liên kết dễ dàng để tạo sức mạnh cạnh tranh trong buôn bán quốc tế và nhanh chóng thực hiện ý đồ chỉ đạo của Cục biên mậu và chính quyền địa phương.

- Phân cấp cho địa phương được quyết định dự án đầu tư dưới 1 triệu NDT, quyết định dự án hợp tác dưới 500.000 NDT.

- Trung ương để lại cho địa phương 100% số thuế về xuất nhập khẩu tiểu ngạch để xây dựng cơ sở vật chất , ngoài ra Nhà nước còn đầu tư riêng cho địaphương một khoản nhất định và cho phép thu phí quản lý hàng hoá qua biên giới.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động thương mại biên giới (Trang 46)