L ỜI MỞ ĐẦU
4. Phạm vi nghiên cứu
2.1.3. Chủ thể được xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
Theo Điều 8 Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006, chủ thể được xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới gồm:
- Thương nhân Việt Nam.
- Hộ kinh doanh thuộc các tỉnh tiếp giáp biên giới được thành lập đăng ký theo quy định tại Nghị định số 43/2010NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh6. Về cơ bản, thương nhân cả nước, thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi vùng miền của cả nước có thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới khi đáp ứng các điều kiện cụ thể như: hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu,giấy phép xuất khẩu đối với một số loại hàng hóa, giấy phép nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa nhất định...
Còn đối với hộ kinh doanh, về cơ bản hộ kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới cũng không khác với các quy định về hộ kinh doanh được xuất nhập khẩu ra nươc ngoài nói chung vẫn tuân theo các quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ. Cụ thể, hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trong đó, những hộ gia đình tham gia sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, kinh doanh dịch vụ lưu động có thu nhập thấp không cần phải đăng ký kinh doanh, trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Đối vơi công dân, thương nhân các nước có chung đường biên giới cần đáp ứng các quy định của pháp luật nước sở tại cũng như thỏa mãn các qui định dựa trên điều ước song phương mà các bên đã ký kết dduocj quyền xuấ nhập khẩu hàng quá qua cửa khẩu Việt Nam khi đáp ứng từng yêu cầu cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể.