Đối với các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 77)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Bố cục luận văn

3.3.2. Đối với các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Thứ nhất, trên cơ sở xác định lại nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, thì các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển cụ thể, phù hợp với thị trường và khả năng nguồn vốn, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Rà soát lại các dự án đầu tư,

thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng những dự án trọng điểm, quan trọng đối

với phát triển kinh tế, xã hội đất nước và đói với chiến lược phát triển cảu doanh nghiệp.

Dừng, hoãn, cắt giảm các dự án đầu tư không hoặc chưa cần thiết, kém hiệu quả, kể cả

các dự án đầu tư ra nước ngoài nhằm tập trung vốn và đẩy nhanh tiến độ cho các dự án

thuộc ngành, nghề kinh doanh chính mà sớm đem lại hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và cơ chế làm việc, nhất là việc kiểm soát rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phòng ngừa và xử lý.

Bên cạnh đó cần tăng cường hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Có chế tài đủ mạnh để xử lý kiên quyết đối với những trường

hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.

Thứ ba, quản trị nhân sự là công tác hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến

sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mạnh về chiến lược, công nghệ

vẫn chưa đủ để hoạt động có hiệu quả nếu còn thiếu một đội ngũ nhân sự chất lượng cùng với trình độ quản lý phù hợp. Đây là lực lượng nhìn chung được đào tạo cao hơn so với mặt bằng vì thông thường các doanh nghiệp nhà nước đều là những doanh nghiệp lớn, có uy tín trong xã hội, thu nhập ổn định nên thu hút được những lao động có trình độ. Do đó, công ty cần có chế độ lương, thưởng, đãi ngộ nhằm kích thích người lao động trong công

ty, để tăng năng suất lao động và hiệu quả hiệu quả hoàn thành công việc.

Tóm lại, trong thời gian qua các công ty TNHH nói chung cũng như công ty

TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu nói riêng đã đạt được những thành

tựu đáng ghi nhận. Để làm được điều đó, các chủ sở hữu đại diện Nhà nước tại doanh

vụ cơ bản của mình theo ghi nhận của pháp luật về doanh nghiệp. Với mục đích đem lại

lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như phát huy được hết khả năng làm chủ của các chủ

sở hữu đại diện tại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà

nước ta cũng đã có nhiều quy định mới nhằm bổ sung, hoàn thiện hơn về ngành nghề kinh doanh, cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, quy định rõ hơn về quyền

hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu đại diện cho phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp...

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại và những hạn chế nhất định cần được xem xét và thay

đổi kịp thời để phù hợp hơn với cơ chế thị trường cũng như đặc thù của công ty TNHH

một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

KẾT LUẬN

Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu là một bộ phận quan

trọng trong hệ thống DNNN cũng như trong hệ thống các thành phần kinh tế ở nước ta.

Mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu cũng như mô hình công ty TNHH nói chung theo Luật Doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Có thể thấy rằng công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ

sở hữu với đặc thù là vốn tại doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước (sở hữu toàn dân). Vì vậy ngoài việc phải tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của nhà nước, bên cạnh đó

doanh nghiệp còn phải thực hiện những sứ mệnh riêng phục vụ các lợi ích xã hội khác

với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Công ty TNHH một thành viên do

Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang nắm giữ nguồn vốn lớn của Nhà nước, nhân sự, các

tiến bộ khoa học-kĩ thuật, những ưu đãi cũng như nhiệm vụ được Nhà nước giao cho. Là lực lượng góp phần to lớn về giữ vững sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta cũng như góp phần vào việc giữ vững an ninh quốc phòng, chính trị xã hội.

Việc công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu có thể đi vào hoạt động một cách hiệu quả và hoàn thiện thì nhân tố quyết định trực tiếp đến doanh

nghiệp chính là chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu doanh nghiệp là Nhà nước, tuy nhiên

Nhà nước không trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp mà giao quyền cho các chủ sở

hữu đại diện cho Nhà nước tại doanh nghiệp. Chủ sở hữu đại diện tại doanh nghiệp sẽ

trực tiếp điều hành và quản lí công ty thông qua những quy định về quyền và nghĩa vụ

của chủ sở hữu được quy định trong Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản pháp luật

có liên quan. Bên cạnh đó, không thể không nói đến những quy định mới của pháp luật,

nhằm hướng dẫn, bổ sung các vấn đề thiếu sót nhằm giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, phân tích về các vấn đề pháp lí của công ty

TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, nhận thấy vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn thiện, còn những thiếu sót và khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn.

Minh chứng cho những thiếu sót và hạn chế trong chế định về công ty TNHH một

thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, đó là chưa thực hiện hết được chức năng của

chủ sở hữu đại diện Nhà nước tại doanh nghiệp cũng như quản lý vốn Nhà nước. Việc

thực thi quyền và nghĩa vụ của Nhà nước thông qua cơ chế người đại diện còn nhiều bất

cập, cơ cấu tổ chức, mô hình doanh nghiệp chưa thực sự phát huy hết vai trò của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quy định trong luật doanh nghiệp. Ngành nghề, lĩnh

vực công ty được xem xét thành lập, công ty được phép kinh doanh, đầu tư vốn vẫn còn khá dàn trải. Bên cạnh đó cơ chế xin cho, hỏi ý kiến giữa các cơ quan nhà nước vẫn còn

tồn tại, dẫn đến việc khi có sai phạm, gây thất thoát đến nguồn vốn Nhà nước sẽ khó xác định được trách nhiệm cụ thể thuộc về ai.

Vì những lẽ trên, nhận thấy cần có những quy định mới nhằm hoàn thiện các vấn đề pháp lý của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hoàn thiện hơn những quy định về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đại diện Nhà

nước tại doanh nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng cũng như những quyền

hạn cơ bản mà chủ sở hữu công ty cần có. Việc quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở

hữu đại diện Nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở không ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, không ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu là Nhà nước cũng như đảm bảo

không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.

Hoàn thiện hơn về bộ máy tổ chức công ty, tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động công ty, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ sở

hữu đại diện tại công ty. Cần ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với sự vận động

của nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Cần có cơ chế giám sát và đánh giá các chủ thể thực

hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước thông qua việc tăng cường vai trò của

Quốc hội. Cần đề cập vai trò giám sát của Quốc hội, bởi lẽ đây là cơ quan đại diện cao

nhất của nhân dân, nhìn một cách tổng quát thì người chủ thật sự của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu là nhân dân – những người nộp thuế để phục vụ

các chủ trương của Nhà nước.

Tóm lại, trong hoạt động của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó

có công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu cần được Nhà nước tiếp

tục quan tâm và đầu tư hơn nữa. Bởi lẽ, ngoài mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp còn phải thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Trong đó, việc quy định về quyền và nghĩa vụ

cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đại diện, mô hình tổ chức

công ty, việc quy định lại các ngành nghề, lĩnh vực then chốt được xem xét thành lập,

kinh doanh cũng cần được quan tâm. Cần có những quy định hoàn thiện hơn về chế định

công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể

không chồng lấn giữa các quy định là nền tảng quan trọng để các chủ sở hữu đại diện Nhà nước tại doanh nghiệp, cũng như bản thân doanh nghiệp sẽ làm tròn nghĩa vụ và ngày càng hoạt động hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 1980. 2. Hiến pháp năm 1992. 3. Hiến pháp năm 2013.

4. Bộ luật dân sự năm 2005.

5. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (hết hiệu lực). 6. Luật doanh nghiệp năm 2005.

7. Luật đầu tư năm 2005.

8. Nghị định 25/2010/NĐ – CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 về chuyển đổi công ty nhà

nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

9. Nghị định 43/2010/ NĐ - CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp. 10.Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 1 tháng 10 năm 2010 về hướng dẫn chi tiết thi

hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

11.Nghị định 90/2011/NĐ - CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

12.Nghị định 99/2012/NĐ - CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực

hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

13.Nghị định 71/2013/NĐ - CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%

vốn điều lệ.

14.Nghị định 172/2013/NĐ - CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 về thành lập, tổ chức lại,

giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

15.Nghị định 19/2014/NĐ - CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 về ban hành Điều lệ mẫu của

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

16.Quyết định số 35/2013/QĐ - TTg ngày 7 tháng 6 năm 2013 về ban hành quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước

 Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Đinh Dũng Sỹ, Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty theo luật doanh

nghiệp 2005 có phải là “Bình mới, rượu cũ”?, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc

Hội, Số 16(201), 2011, tr51- tr55.

2. Lê Minh Toàn. Những điều cần biết về doanh nghiệp dành cho các nhà đầu tư và các

doanh nghiệp, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

3. Nguyễn Duy Long, Hoàn thiện khung pháp lý, đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh

nghiệp nhà nước, Tạp chí tài chính, Bộ Tài Chính, Số 3(593), 2014, tr16 - tr19.

4. Nguyễn Duy Long, Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, quyết liệt trong hành động,

Tạp chí tài chính, Bộ Tài Chính, Số 2 (568), 2012, tr46 - tr49.

5. Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Luật kinh tế, NXB. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội,

2008.

6. Nguyễn Mai Hân, Bài giảng Luật thương mại 2, Khoa Luật – Đại học Cần Thơ, 2012.

7. Nguyễn Thị Khế, Pháp luật về Tổ chức các hình thức kinh doanh, NXB. Tư Pháp, Hà

Nội, 2007.

8. Nguyễn Việt Khoa, Từ Thanh Thảo, Quyền tự do kinh doanh trong các quy định về

công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật doanh nghiệp 2005, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3 (275), 2011, tr49 - tr56.

9. Phạm Tiến Đạt, Vai trò của Nhà nước trong tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, Tạp

chí Tài chính, Bộ Tài Chính, Số 1 (567), 2012, tr41 - tr43.

10.Thúy Nga, Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: cần phân định rõ chức năng

chủ sở hữu quản lý nhà nước, Tạp chí Thuế Nhà nước, Bộ Tài chính, Số 27 (489), 2014, tr13 - tr15.

11.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại – tập I ( tái bản lần 2 ),

NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.

12.Vũ Huy Từ, Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp 2005, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

 Danh mục trang thông tin điện tử

1. Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính, Luật doanh nghiệp (sửa đổi): Dành riêng một

Chương quy định về doanh nghiệp nhà nước,

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177014&item_ id=129283321&p_details=1, [ ngày 16-11-2014].

2. Cơ quan của Bộ Tài Chính, Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu, góp phần

đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, 2014, Lưu Đức Tuyên,

http://www.tapchitaichinh.vn/Binh-luan-chinh-sach/Nang-cao-trach-nhiem-nghia-vu- chu-so-huu-gop-phan-day-manh-tai-co-cau-doanh-nghiep-nha nuoc/47687.tctc, [ ngày truy cập 7-9-2014].

3. Cơ quan ngôn luận của Bộ tư pháp, Pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp

Nhà nước - Thực trạng một vài kiến nghị,

http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/View_detail.aspx?ItemI D=375, [ngày truy cập 23-10-2014].

4. Đài tiếng nói Việt Nam, “Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh

tế”, Lê Thơm, http://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/phat-huy-vai-tro-cua-doanh- nghiep-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-330804.vov, [ngày truy cập 9/7/2014].

5. Đời sống và pháp luật, Vì sao nguyên Chủ tịch Agribank Đỗ Tất Ngọc bị bắt?, Thiên Bình, http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-an-dieu-tra/vi-sao-nguyen- chu-tich-agribank-bi-bat-a51596.html, [ngày truy cập 18-10-2014].

6. Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng, Một số quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Võ Thị Nữ, http://taichinh.danang.gov.vn/newsdetail.do?tinTucId=1781, [ngày truy cập 16-10-2014].

7. Tạp chí cộng sản, Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp

nhà nước, Đỗ Mai Thành, Phạm Mai Ngọc,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=28260&print=tr ue, [ngày truy cập 15-10-2014].

8. Thanh nhiên online, Sai phạm hơn 7,6 tỷ đồng tại Công ty Cấp thoát nước Phú Yên,

Đức Huy, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140812/thu-hoi-hon-76-ti-dong-sai- pham.aspx, [ngày truy cập 15-10-2014].

9. Thời báo kinh tế sài gòn online, Bắt nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank,

Thảo Nguyên - Hồng Phúc, http://www.thesaigontimes.vn/120309/Bat-nguyen-Chu- tich-HDTV-Agribank.html, [ngày truy cập 25-10-2014].

10.Tuổi trẻ online, Nguyên chủ tịch Agribank bị bắt, Minh Quang,

http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20140921/nguyen-chu-tich-agribank-bi bat/648532.html, [ ngày truy cập 7-10-2014].

11.Việt Báo, Gia nhập WTO nhiều thách thức, Thời báo kinh tế Việt Nam,

http://vietbao.vn/vi/Kinh-te/Gia-nhap-WTO-Nhieu-thach-thuc/55085770/88/, [ngày truy cập 21-11-2014].

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)