Thuận lợi

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 65)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Bố cục luận văn

3.1.1. Thuận lợi

Sau hơn 20 năm thực hiện sắp xếp và tổ chức lại DNNN, tính đến ngày 31-12- 2013, số lượng DNNN đã giảm được khá nhiều, từ hơn 12.000 doanh nghiệp vào năm

1992 xuống còn 949 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Bên cạnh đó, số ngành, lĩnh

vực tham gia cũng giảm từ 43 xuống còn 20. Tuy số lượng ngày càng giảm nhưng trong

nhiều năm qua các DNNN đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế của

đất nước (khoảng 30% GDP).109 Cùng với các thành phần kinh tế khác, các DNNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng như hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, năng lượng, thông tin liên lạc, hạ tầng đô thị,

cũng như xây dựng nhiều công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn

hóa, xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty TNHH một thành viên do Nhà nước

làm chủ sở hữu nói riêng luôn được coi là công cụ chủ yếu để Nhà nước thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, ứng phó mỗi khi có những biến động tiêu cực của thị

trường, đặc biệt trong thời kỳ khủng khoảng kinh tế thế giới nhằm kiềm chế lạm phát.

109

Tạp chí cộng sản, Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước, Đỗ Mai Thành, Phạm Mai Ngọc, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=28260&print=true,

Hiện nay các DNNN nhất là những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đều là những

doanh nghiệp chiếm giữ vị trí quan trọng trong những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, hay ở các lĩnh vực đòi hỏi cần có trình độ công nghệ cao, an ninh, quốc phòng, tại các địa bàn quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ hoặc các thành phần kinh tế khác ít tham gia

hay chưa được tham gia.

Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với

sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, thì việc

nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là vấn đề đặc biệt quan trọng, vì vậy điều này đã

và đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Để thực hiện được yêu cầu này,

Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp mà trước hết là chủ trương đổi mới tổ chức,

sắp xếp lại các DNNN. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2010, các công ty nhà nước hoạt động

theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã phải chuyển đổi sang hoạt động theo

Luật Doanh nghiệp năm 2005. Kết quả là nhiều quy định trong các văn bản pháp luật nêu

trên đã không còn được áp dụng nữa vì không còn đối tượng điều chỉnh là công ty nhà

nước, đó là cách nhìn chung đối với DNNN. Không có đạo luật nào điều chỉnh DNNN

nữa trừ một số văn bản ở cấp độ Nghị định hoặc thấp hơn điều chỉnh một số khía cạnh

nhất định liên quan đến tổ chức và quản lý. Các công ty Nhà nước phải chuyển đổi sang

hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do

không chuyển đổi kịp và không có các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể. Như vậy, một

“lỗ hổng” lớn trong pháp luật liên quan đến bảo vệ và quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong lĩnh vực kinh tế sẽ xuất hiện.

Quản trị doanh nghiệp thường tập trung vào các vấn đề phát sinh trong mối quan

hệ ủy quyền trong công ty, ngăn ngừa và hạn chế những người quản lý lạm dụng quyền

hạn được giao để sử dụng tài sản phục vụ lợi ích bản thân, làm thất thoát vốn công ty.

Vấn đề đó một phần đã được cải thiện, vì trong những năm gần đây Chính phủ ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn dành riêng cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước

làm chủ sở hữu như nghị định về thành lập tổ chức, giải thể công ty, nghị định về giám

sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước, nghị định về đầu tư vốn và quản

lý tài chính tại các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn, ban hành Điều lệ mẫu

cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, quy định mới về công

khai thông tin của doanh nghiệp Nhà nước, hoặc quy định về cách xác định và trả lương

cho viên chức quản lý hoặc người lao động trong doanh nghiệp nhà nước..v.v.

Thông qua đó những quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản có liên quan giúp công ty TNHH một thành viên thành lập, tổ chức và hoạt động một cách hiệu quả

với các mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước giao. Bên cạnh đó các quy định cũng là cơ sở để

công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, những quy định pháp luật

vừa nói trên là cơ sở để công ty có thể hoạt động và thực hiện tốt mục tiêu của mình. Hiện nay, các quy định về đầu tư vốn và quản lý tài chính, làm rõ quyền và nghĩa vụ của

chủ sở hữu tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ngày càng hoàn thiện hơn

nhờ các quy định văn bản pháp luật khá đầy đủ. Về cơ bản, hành lang pháp lý cho việc

quản lý, đầu tư vốn, cơ cấu tổ chức quản trị công ty ngày một hoàn thiện, hướng đến mục

tiêu thành lập, đầu tư vốn nhà nước có hiệu quả, đúng mục đích, bảo toàn và phát triển

vốn nhà nước và dần xóa bỏ sự bao cấp về đầu tư vốn tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)