Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 76)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Bố cục luận văn

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện khung khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các DNNN cũng như công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở

hữu. Tăng cường ban hành các chế định điều chỉnh đặc thù của công ty và hoạt động

quản lý, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Vì các công ty được đầu tư 100% vốn nhà

nước có nhiều đặc thù so với doanh nghiệp tư nhân khác về vai trò, chức năng, nhiệm vụ,

sở hữu, khung quản trị công ty và có ảnh hưởng nhiều mặt tới các cộng đồng dân cư, các

lĩnh vực của nền kinh tế. Những đặc thù này chưa được và khó quy định được trong Luật

Doanh nghiệp năm 2005 một cách đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, cần có văn bản Luật để điều chỉnh cụ thể hơn trong khi vẫn thực hiện các nguyên tắc chung về mô hình tổ chức theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.

Phân loại để sắp xếp, thu hẹp phù hợp các ngành, lĩnh vực hoạt động và số lượng

doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hiện có. Sắp xếp, thu hẹp lại doanh nghiệp theo ngành lĩnh vực kinh doanh chính để các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp

kinh doanh cùng ngành trong khu vực. Hoàn thiện khung khổ pháp lý để các doanh

nghiệp kinh doanh hoạt động trong môi trường pháp lý công khai, minh bạch và cạnh

tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu

quả nguồn vốn do Nhà nước đã đầu tư.

Thứ hai, nhất thiết phải có văn bản luật điều chỉnh, đồng thời, nội dung quy định

phải hợp lý, toàn diện, có hiệu lực và hiệu quả trong giải quyết những hạn chế, vướng

mắc, giải quyết những mâu thuẫn chồng chéo về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công

ty và các chức danh như Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty. Việc sửa đổi Luật Doanh

nghiệp cần tạo đột phá, trong đó có cả đột phá về quản lý khu vực DNNN. Lý do DNNN cũng là một loại hình doanh nghiệp, nên trong quá trình sửa đổi Luật Doanh nghiệp năm

2005, Nhà nước nên nhanh chóng quy định một chương riêng về hệ thống doanh nghiệp này, để đảm bảo làm minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro cho

tài sản của dân, của Nhà nước. Việc ban hành một chương riêng về DNNN trong Luật

Doanh nghiệp sửa đổi là cần thiết, nhằm tạo ra hành lang pháp lý đủ chặt chẽ và thống

nhất trong quản lý DNNN cũng như công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ

sở hữu.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu đối với doanh

nghiệp, nhất là việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và nâng cao khả năng quản

doanh, tài chính doanh nghiệp, đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình của lãnh đạo

doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm

của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng

vốn, tài sản Nhà nước để đảm bảo quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản… Xây dựng cơ chế trao đổi thường xuyên các thông tin kinh tế - xã hội với các doanh nghiệp để đề xuất và giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)