Tổng giám đốc công ty

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 44)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Bố cục luận văn

2.2.1.3. Tổng giám đốc công ty

Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên phù hợp với Điều lệ

công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện

các quyền và nhiệm vụ được giao.61

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ

tịch công ty sẽ bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc

Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch

công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.62 Tuy nhiên, theo quy định tại

Nghị định 25/2010/NĐ-CP thì thẩm quyền bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, ký hoặc chấm

dứt hợp đồng với Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở

hữu thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty chứ không thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.63 Đây là một bất cập về quy định giữa Luật

Doanh nghiệp 2005 và Nghị định điều chỉnh áp dụng đối với công ty TNHH một thành

viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo quy định trên thì quyền hạn của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại công ty chưa được phát huy hết, phần lớn thì những vấn đề

quan trọng tại công ty đều phải được chủ sở hữu phê duyệt.

Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 70

Luật Doanh nghiệp 2005 như: Quyền tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư

của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của

61 Khoản 1, Điều 23 Nghi định 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

62

Khoản 1, Điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

63 Điểm h, Khoản 12, Điều 20 Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các

chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng

thành viên hoặc Chủ tịch công ty, ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp

thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Bên cạnh đó,

Tổng giám đốc, Giám đốc có quyền kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty, kiến

nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Ngoài ra còn có quyền

tuyển dụng lao động, trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, tại các

hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

Qua các quyền hạn của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nói trên có thể thấy được

mối quan hệ giữa Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên. Thông qua việc

kiểm tra, giám sát và báo cáo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng

thành viên, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty thì Tổng giám đốc hoặc Giám

báo cáo ngay với Hội đồng thành viên để xem xét, điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định.

Hội đồng thành viên phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng thành viên không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực

hiện nhưng được quyền kiến nghị lên chủ sở hữu công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy

định của Luật Doanh nghiệp 2005. Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc

trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.64

Vấn đề về trình độ chuyên môn Luật không quy định cụ thể mà chỉ nói chung

chung không rõ ràng, mà vấn đề ở đây là trình độ chuyên môn được hiểu như thế nào.

Theo quy định Khoản 3, Điều 70 Luật Doanh nghiệp 2005, tiêu chuẩn của Giám đốc hoặc

Tổng giám đốc là phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh

doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều

kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Tuy nhiên, vấn đề về tiêu chuẩn của Giám đốc,

Tổng giám đốc không được đề cập rõ tại Nghị định hoặc Điều lệ mẫu công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Như vậy, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có bắt

buộc phải có đầy đủ các chứng chỉ hành nghề mà công ty kinh doanh không. Thực tế có

64

thể thấy rằng Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không nhất thiết là người phải nắm vững các

kiến thức về chuyên môn. Mà vấn đề là họ phải có năng lực quản lý công ty, biết cách sử

dụng nhân lực và xử lý công việc.

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)