L ỜI NÓI ĐẦU
5. Bố cục luận văn
2.3.1.5. Quyền giám sát hoạt động kinh doanh của công ty
Chủ sở hữu Nhà nước có quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả
sản xuất kinh doanh, quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của công ty.100 Như đã nói, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người quản lý trực tiếp hằng ngày tại
công ty. Do đó, để đảm bảo sự hoạt động bình thường, nắm bắt được tình hình hoạt động
của công ty, nhằm phát hiện sớm và hạn chế những mặt tiêu cực trong công ty, chủ sở
hữu công ty có quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, đánh giá
việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh
doanh, quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của công ty. Dựa vào những nhận định
về quá trình đánh giá trên, chủ sở hữu công ty có thể đối chiếu với các mục tiêu đã đề ra,
nhằm có hướng điều chỉnh, đề xuất phù hợp để năng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công ty hơn.
Thông qua cơ chế giám sát chủ sở hữu công ty có thể đánh giá được quá trình hoạt động của công ty. Cũng như đánh giá việc tuân thủ quy định của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc),
Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng trong công ty. Chủ sở hữu công ty là
người bổ nhiệm các chức danh nói trên, thông qua việc kiểm giá, giám sát, chủ sở hữu
công ty có thể đánh giá được năng lực làm việc, chấp hành quy định pháp luật và Điều lệ
công ty đối với các chức danh nói trên. Qua đó, nếu phát hiện có sai phạm thì chủ sở hữu
công ty có thể miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng hoặc kỹ luật với các chức danh nói trên.