Phải thuộc ngành, lĩnh vực địa bàn được xem xét thành lập

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 31)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.1.1.1.Phải thuộc ngành, lĩnh vực địa bàn được xem xét thành lập

5. Bố cục luận văn

2.1.1.1.Phải thuộc ngành, lĩnh vực địa bàn được xem xét thành lập

Theo quy định mới của Chính phủ thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 những

Ngành, lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính

phủ, truyền tải hệ thống điện quốc gia, nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh. Những ngành chuyên về quản lý,

khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị - các cảng hàng không, cảng biển tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế, quản lý điều hành bay - điều hành vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, bảo đảm hàng hải. Bên cạnh đó là những

ngành, lĩnh vực cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, xuất bản (không bao gồm lĩnh vực

in và phát hành xuất bản phẩm), in, đúc tiền, quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy

lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển.v.v.. Ngoài ra còn có những ngành, lĩnh vực, địa bàn phục vụ cho việc ổn định và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ hoặc các ngành, lĩnh vực, địa bàn khác theo quyết định của

Thủ tướng Chính phủ.42

Vì công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu mang bản chất công ty Nhà nước. Do đó, việc thành lập và hoạt động của công ty ngoài mục tiêu thu lợi

nhuận còn bao gồm cả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho quốc phòng an

ninh đất nước. Vì vậy mà các ngành và lĩnh vực xem xét có phần hạn chế hơn so với các

công ty TNHH một thành viên do các tổ chức và cá nhân khác thành lập. Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi thành lập phải đáp ứng các điều kiện như ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản suất, cung ứng sản

phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế, tạo nền

tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia, tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các

doanh nghiệp khác và toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp không tập trung đầu tư, phát

triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành cốt lõi nói trên mà chỉ đi tìm kiếm sự đầu

tư ngoài ngành để thu lợi nhuận. Do đó không tạo dựng được lợi thế và năng lực cạnh

tranh mới trên trường quốc tế, thiếu tầm nhìn chiến lược, không xác định được cụ thể sứ

mệnh, định vị giá trị cần hướng tới trong bối cảnh và quá trình phát triển ở Việt Nam.

Trong khi đó, nhiều sản phẩm và dịch vụ công ích do các doanh nghiệp thuộc khu vực

doanh nghiệp nhà nước cung cấp thậm chí còn yếu kém về chất lượng. Ví dụ như những hạn chế trong bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ, thủy, các dịch vụ công trong vấn đề

thoát nước ở đô thị, chiếu sáng công cộng; chất lượng của hệ thống thủy lợi, đê điều, vận

tải công cộng, giáo dục, y tế… Vì vậy, Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn về

những ngành, nghề mà công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được

42

Khoản 1, Điều 5 Nghị định 172/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

xem xét thành lập, kinh doanh, đầu tư, để tránh các doanh nghiệp đầu tư dàn trải, vừa

không thu lợi nhuận mà còn làm thất thoát ngân sách Nhà nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 31)