Nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 62)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Bố cục luận văn

2.3.2.2. Nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty

Chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty.104 Theo đó, chủ sở hữu

công ty phải tuân thủ toàn bộ những quy định trong Điều lệ công ty cũng như không được làm những việc trái với Điều lệ quy định. Điều lệ công ty được xem là văn bản có

giá trị pháp lý, được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, Do vậy, khi công ty đi vào hoạt động, cả công ty và chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ phải tuân thủ những quy định được ghi trong Điều lệ.

Những hoạt động kinh doanh của công ty ngoài tuân thủ những quy định pháp luật

thì phải tuân thủ cả những quy định trong Điều lệ công ty, tất cả thành viên đều phải tuân

thủ Điều lệ kể cả chủ sở hữu cũng vậy. Chủ sở hữu công ty sẽ căn cứ vào Điều lệ công ty để kiểm soát, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Có thể thấy Điều lệ công ty là căn cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công ty cũng như ràng buộc giữa chủ

sở hữu với công ty trong suốt quá trình hoạt động. 2.3.2.3.Nghĩa vụ về các khoản nợ và các tài sản khác

Chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu Nhà nước và tài sản của công ty.105 Chủ sở hữu Nhà nước có nghĩa vụ

102

Khoản 1, Điều 6 Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

103 Khoản 1, Điều 65 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

104

Khoản 2, Điều 6 Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

105

Khoản 3, Điều 6 Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty phải quản lý và điều

hành công ty bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Xác

định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Theo quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối

với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hội đồng thành viên, Chủ tịch

công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản

nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ

không thu hồi được theo quy định tại khoản này thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công

ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc sẽ bị miễn nhiệm, vì không xử lý kịp thời dẫn đến thất

thoát vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp thì phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và

trước pháp luật. Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được quyền

bán các khoản nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để

thu hồi vốn. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, hoặc mất

khả năng thanh toán, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản thì Hội đồng

thành viên, Chủ tịch công ty và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh các khoản

nợ này phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh

nghiệp.106

Trường hợp phát hiện công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh yêu cầu và chỉ đạo công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Khi công ty lâm vào tình trạng phá sản, Bộ quản lý ngành, UBND dân cấp tỉnh chỉ đạo Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty thực hiện thủ tục yêu cầu

phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.107

2.3.2.4.Nghĩa vụ phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay,

cho vay của công ty

Chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay của công ty. Ngoài tuân thủ theo Bộ luật

dân sự về hình thức hợp đồng thì chủ sở hữu công ty phải tuân thủ các quy định liên quan về đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay của công ty. Chủ sở hữu công ty có

106

Điều 25, Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

107

Xem Khoản 3, Điều 13 ĐIỀU LỆ MẪU ban hành kèm theo Nghị định 19/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 về ban hành Điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

nghĩa vụ thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư,

mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty, giám sát thực hiện các quyết định

và phê duyệt của mình. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của

công ty theo đúng chủ trương phê duyệt và quy định của pháp luật.

2.3.2.5.Nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty

Chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của

công ty.108 Bảo đảm để Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) chủ động quản lý, điều hành có hiệu quả công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Ngoài các nghĩa vụ nói trên thì chủ sở hữu công ty phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Nếu có trường hợp thay đổi những quy định trong Luật

Doanh nghiệp hiện tại và các quy định liên quan, thì chủ sở hữu công ty có trách nhiệm

tuân thủ theo những quy định đó. Ngoài tuân thủ những quy định hiện tại của Điều lệ

công ty, Luật Doanh nghiệp, Nghị định, Thông tư và các văn bản có giá trị pháp lý thì chủ sở hữu có nghĩa vụ phải tuân thủ theo những quy định được sửa đổi mới so với các

quy địnhở thời điểm hiện tại, hoặc những quy định mới được ban hành trong tương lai.

Có thể thấy, việc tuân thủ các văn bản pháp luật ở hiện tại cũng như trong tương lai sẽ

giúp bảo vệ quyền lợi của công ty, chủ sở hữu công ty cũng như hạn chế tình trạng vi

phạm phạm luật khi có những quy định sửa đổi hoặc quy định mới được ban hành. Tóm lại, với vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của công ty TNHH một thành

viên do Nhà nước làm chủ sở hữu như đã trình bày, hiện nay ngày càng nhiều quy định

mới về các vấn đề pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập, tổ chức và quản lý

công ty. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều quy định mới nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật và hoạt động tại doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế nhất định, Nhà nước cần ban hành một số văn bản hướng dẫn để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn. Phần tiếp

theo sẽ trình bày thực trạng hoạt động của các công ty TNHH một thành viên do Nhà

nước làm chủ sở hữu, những hạn chế và phương hướng hoàn thiện, cũng như các đề xuất đối với Nhà nước và công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

108

Khoản 5, Điều 6 Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC

LÀM CHỦ SỞ HỮU

Công tác quản trị DNNN hình thành theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm

2005 được xem là một khuôn mẫu để các công ty nhà nước sau chuyển đổi hoặc thành lập mới hướng đến. Tuy nhiên, dù có nhiều quy định mới dành cho công ty TNHH một

thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, song vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định chưa được giải quyết dứt điểm. Sau đây là những thuận lợi cũng như khó khăn mà công

ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu tại Việt Nam đã và chưa làm được,

hạn chế và những phương hướng nhằm hoàn thiện hơn về chế định công ty TNHH một

thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

3.1.Thực trạng hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước làm chủ

sở hữu tại Việt Nam

3.1.1. Thuận lợi

Sau hơn 20 năm thực hiện sắp xếp và tổ chức lại DNNN, tính đến ngày 31-12- 2013, số lượng DNNN đã giảm được khá nhiều, từ hơn 12.000 doanh nghiệp vào năm

1992 xuống còn 949 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Bên cạnh đó, số ngành, lĩnh

vực tham gia cũng giảm từ 43 xuống còn 20. Tuy số lượng ngày càng giảm nhưng trong

nhiều năm qua các DNNN đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế của

đất nước (khoảng 30% GDP).109 Cùng với các thành phần kinh tế khác, các DNNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng như hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, năng lượng, thông tin liên lạc, hạ tầng đô thị,

cũng như xây dựng nhiều công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn

hóa, xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty TNHH một thành viên do Nhà nước

làm chủ sở hữu nói riêng luôn được coi là công cụ chủ yếu để Nhà nước thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, ứng phó mỗi khi có những biến động tiêu cực của thị

trường, đặc biệt trong thời kỳ khủng khoảng kinh tế thế giới nhằm kiềm chế lạm phát.

109

Tạp chí cộng sản, Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước, Đỗ Mai Thành, Phạm Mai Ngọc, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=28260&print=true,

Hiện nay các DNNN nhất là những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đều là những

doanh nghiệp chiếm giữ vị trí quan trọng trong những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, hay ở các lĩnh vực đòi hỏi cần có trình độ công nghệ cao, an ninh, quốc phòng, tại các địa bàn quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ hoặc các thành phần kinh tế khác ít tham gia

hay chưa được tham gia.

Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với

sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, thì việc

nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là vấn đề đặc biệt quan trọng, vì vậy điều này đã

và đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Để thực hiện được yêu cầu này,

Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp mà trước hết là chủ trương đổi mới tổ chức,

sắp xếp lại các DNNN. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2010, các công ty nhà nước hoạt động

theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã phải chuyển đổi sang hoạt động theo

Luật Doanh nghiệp năm 2005. Kết quả là nhiều quy định trong các văn bản pháp luật nêu

trên đã không còn được áp dụng nữa vì không còn đối tượng điều chỉnh là công ty nhà

nước, đó là cách nhìn chung đối với DNNN. Không có đạo luật nào điều chỉnh DNNN

nữa trừ một số văn bản ở cấp độ Nghị định hoặc thấp hơn điều chỉnh một số khía cạnh

nhất định liên quan đến tổ chức và quản lý. Các công ty Nhà nước phải chuyển đổi sang

hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do

không chuyển đổi kịp và không có các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể. Như vậy, một

“lỗ hổng” lớn trong pháp luật liên quan đến bảo vệ và quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong lĩnh vực kinh tế sẽ xuất hiện.

Quản trị doanh nghiệp thường tập trung vào các vấn đề phát sinh trong mối quan

hệ ủy quyền trong công ty, ngăn ngừa và hạn chế những người quản lý lạm dụng quyền

hạn được giao để sử dụng tài sản phục vụ lợi ích bản thân, làm thất thoát vốn công ty.

Vấn đề đó một phần đã được cải thiện, vì trong những năm gần đây Chính phủ ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn dành riêng cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước

làm chủ sở hữu như nghị định về thành lập tổ chức, giải thể công ty, nghị định về giám

sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước, nghị định về đầu tư vốn và quản

lý tài chính tại các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn, ban hành Điều lệ mẫu

cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, quy định mới về công

khai thông tin của doanh nghiệp Nhà nước, hoặc quy định về cách xác định và trả lương

cho viên chức quản lý hoặc người lao động trong doanh nghiệp nhà nước..v.v.

Thông qua đó những quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản có liên quan giúp công ty TNHH một thành viên thành lập, tổ chức và hoạt động một cách hiệu quả

với các mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước giao. Bên cạnh đó các quy định cũng là cơ sở để

công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, những quy định pháp luật

vừa nói trên là cơ sở để công ty có thể hoạt động và thực hiện tốt mục tiêu của mình. Hiện nay, các quy định về đầu tư vốn và quản lý tài chính, làm rõ quyền và nghĩa vụ của

chủ sở hữu tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ngày càng hoàn thiện hơn

nhờ các quy định văn bản pháp luật khá đầy đủ. Về cơ bản, hành lang pháp lý cho việc

quản lý, đầu tư vốn, cơ cấu tổ chức quản trị công ty ngày một hoàn thiện, hướng đến mục

tiêu thành lập, đầu tư vốn nhà nước có hiệu quả, đúng mục đích, bảo toàn và phát triển

vốn nhà nước và dần xóa bỏ sự bao cấp về đầu tư vốn tại doanh nghiệp.

3.1.2. Khó khăn

Hàng loạt sai phạm của các DNNN cũng như các công ty TNHH một thành viên

do Nhà nước làm chủ sở hữu trong thời gian qua được cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà

nước và các cơ quan kiểm tra phát hiện được tập trung ở một số dạng nhất định. Như sai quy trình thủ tục theo các quy định của Nhà nước, sai thẩm quyền, sai đối tượng cho

phép, hạch toán không đúng nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh không

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)