L ỜI NÓI ĐẦU
5. Bố cục luận văn
1.2.4. Vai trò thiết yếu của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.37 Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Điều này thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà
nước về các thành phần kinh tế là chủ thể của nền kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật,
tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật, chứ không có sự
phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế khác nhau, qua đó
nhằm huy động toàn diện, đồng bộ tất các các nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Việc chuyển đổi các công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên, hay thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng như các văn bản pháp luật có liên quan, tuy không mang tính đột phá như cổ phần hóa, nhưng công ty TNHH một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thể hiện sự cần thiết và có vai trò nhất định trong nền
kinh tế nước ta.
Một là, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các công ty nhà nước thực hiện theo lộ
trình chuyển đổi, nhưng trước ngày 1-7-2006 phải chuyển thành công ty TNHH hoặc
công ty cổ phần. Điều này thể hiện sự bình đẳng và không phân biệt đối xử đối với tất cả
các doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu. Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo ra
khung pháp lý áp dụng theo loại hình, đặc trưng của doanh nghiệp chứ không theo chủ
thể sở hữu doanh nghiệp.
Hai là, với việc chuyển đổi doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn thành công ty TNHH một thành viên, bên cạnh mục tiêu để thực hiện thống nhất chung một Luật
Doanh nghiệp, còn nhằm mục đích đổi mới tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, tạo sự
bình đẳng, không phân biệt đối xử với các loại hình doanh nghiệp khác. Đây là quá trình
“công ty hóa” các công ty nhà nước, tạo vị thế cho công ty nhà nước có địa vị pháp lý của
một pháp nhân kinh tế, có tài sản độc lập với cá nhân và tổ chức khác. kể cả với Nhà
nước, có quyền nhân danh công ty tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Ba là, việc doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty TNHH một thành
viên do Nhà nước sở hữu, một phần nào đó đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, tạo mặt bằng pháp lý bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Hơn nữa, thực hiện
cam kết WTO là Nhà nước thực hiện các quyền chủ sở hữu tương tự như các chủ doanh
nghiệp hay các cổ đông khác chứ không phải Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường
37
định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của
nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Bốn là, các DNNN nói chung cũng như công ty TNHH một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu nói riêng, đều có vị trí và vai trò nhất định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Các doanh nghiệp trong khối DNNN là công cụ quan trọng để Đảng và Chính phủ điều tiết thị trường, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc phòng và bảo đảm nhu cầu
việc làm cho hàng ngàn lao động đang làm việc.38 Các DNNN đã đóng góp to lớn trong
sự nghiệp phát triển kinh tế, khẳng định vai trò nòng cốt, chủ đạo của kinh tế nhà nước.