L ỜI NÓI ĐẦU
5. Bố cục luận văn
2.2.1.4. Kiểm soát viên
Kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, là cá nhân do chủ sở hữu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại để giúp chủ sở hữu kiểm soát
việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, việc quản lý điều hành công việc kinh doanh tại
công ty TNHH một thành viên của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Tổng Giám đốc (Giám đốc).65
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu bổ nhiệm
từ một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. Số lượng kiểm soát viên tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và số lượng ngành nghề kinh doanh, đối với
công ty TNHH một thành viên chuyển đổi từ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thì bổ nhiệm ba kiểm soát viên. Trường hợp bổ nhiệm từ hai kiểm soát viên trở lên thì chủ sở hữu cử một người phụ trách chung để lập kế hoạch công tác, phân công,
điều phối công việc của các kiểm soát viên.66 Kiểm soát viên không đồng thời giữ chức
vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan đến người quản lý, điều
hành doanh nghiệp theo quy định tại các điểm a, c và đ khoản 17 Điều 467 Luật Doanh
nghiệp 2005.
Kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu có
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 71 Luật
Doanh nghiệp 2005 như: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện
quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty. Thẩm định
báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các
65
Xem Khoản 2, Điều 2 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 7 tháng 6 năm 2013 về ban hành quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
66
Khoản 1, Điều 25 Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
67 Điểm a, c và đ Khoản 17, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Kiểm soát viên không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan đến người quản lý, điều hành doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
“ a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
đ)Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc
báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan và trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định.
Bên cạnh đó, Kiểm soát viên có quyền kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp
sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty.
Ngoài ra Kiểm soát viên còn có các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo
yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty. Điều lệ mẫu công ty không quy định về
quyền hạn và nhiệm vụ của Kiểm soát viên. Tuy nhiên, ngoài các quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, Kiểm soát viên còn có các quyền hạn khác như:
quyền yêu cầu cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty TNHH một thành viên tại
trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty. Kiểm soát viên được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, báo cáo về các nội dung thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) có liên quan đến việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu
giao.68
Kiểm soát viên được sử dụng con dấu của công ty TNHH một thành viên cho các
văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát
viên. Theo những quy định trên thì chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên đã trao cho kiểm soát viên có quyền kiểm tra bất cứ tài liệu nào. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung
cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên.
Kiểm soát viên là người được chủ sở hữu công ty bổ nhiệm nhằm thực hiện chức năng theo giỏi, kiểm tra việc thực hiện công việc của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhằm mục đích tạo nên một cơ cấu tổ chức chặt chẽ,
nhằm tránh tình trạng không trung thực của các thành viên trong công ty, vụ lợi cho bản
thân. Việc Kiểm soát viên tiến hành hoạt động kiểm tra nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm
sẽ trực tiếp báo cáo cho Chủ sở hữu công ty để kịp thời ngăn chặn. Qua nhiệm vụ đó cho
ta thấy được Kiểm soát viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức quản lý
công ty TNHH một thành viên.
Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: Kiểm soát viên phải
có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp
68
Xem Điều 6 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 7 tháng 6 năm 2013 về ban hành quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm
quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên. Phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm
nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong
ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.69
Ngoài ra, tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ - TTg ngày 7 tháng 6 năm 2013 thì Kiểm soát viên phải có trình độ chuyên môn bậc đại
học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế
toán, kiểm toán hoặc kinh nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề
kinh doanh chính của công ty từ ba năm trở lên. Phải có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt,
trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật, các tiêu chuẩn, điều
kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ công ty.
Có thể thấy pháp luật quy định rất chặt chẽ trong việc bảo vệ tài sản của công ty
thể hiện ở việc hạn chế không cho những người thân của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên làm chức danh Kiểm soát viên. Mục đích của quy định này nhằm tạo sự khách quan trong
việc tổ chức và điều hành công ty, bên cạnh đó cũng nhằm bảo vệ tối đa tài sản của công
ty không bị tư lợi trước những hành vi của thành viên có liên quan. Hơn nữa, cơ chế hoạt động của Kiểm soát viên được yêu cầu độc lập với hoạt động của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc, nhằm đảm bảo cho việc kiểm tra và thẩm định các đối tượng này một cách khách quan, hiệu quả, giúp chủ sở hữu đề ra các quyết định,
biện pháp phù hợp.70