Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về công ty TNHH

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 28)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Bố cục luận văn

1.2.5. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về công ty TNHH

TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Như đã nói, mô hình công ty TNHH một thành viên có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, kể từ cuối năm 1987 đến nay (sau Đại hội VI của Đảng), Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các Bộ luật, Luật

quan trọng để quản lý doanh nghiệp như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam, Luật Công ty, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thương mại,.v.v. Nhà nước cũng ban hành nhiều pháp lệnh và chính sách trực tiếp về

quản lý doanh nghiệp, tiến tới ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, đến

Luật Doanh nghiệp 1999, đến Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, cho đến nay là Luật

Doanh nghiệp năm 2005 (dùng chung cho mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nhà nước), có hiệu lực thi hành ngày 1-7-2006.

Riêng về các lĩnh vực chuyển đổi công ty nhà nước, thành lập, tổ chức lại công ty

TNHH một thành viên, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật quan

trọng như: Nghị định 25/2010 ngày 19 tháng 3 năm 2010 về chuyển đổi công ty nhà nước

thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên

do Nhà nước làm chủ sở hữu, Nghị định 172/2013 ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định

về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở

hữu và công ty TNHH một thành viên là công ty con của công ty TNHH một thành viên

do Nhà nước làm chủ sở hữu. Các nghị định về phân công phân cấp quản lý, đầu tư vốn như: Nghị định 99/2012/NĐ - CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp

38 Đài tiếng nói Việt Nam, “Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế”, Lê Thơm, http://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/phat-huy-vai-tro-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-330804.vov, [ngày truy cập 9/7/2014].

thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh

nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Nghị định 71/2013/NĐ -

CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài

chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nếu như trước đây, khi Luật Doanh nghiệp nhà nướcnăm 2003 còn hiệu lực, thì mọi vấn đề về tổ chức quản lý công ty nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật

Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Giữa công ty TNHH một thành viên và công ty

TNHH Nhà nước một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu có sự khác nhau, vì hai công ty này chịu sự điều chỉnh của hai luật khác nhau. Theo đó, trước ngày 1-7-2010 các doanh nghiệp bị Nhà nước “phân biệt” bằng cách phân thành ba loại, hoạt động theo ba

luật khác nhau - Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Doanh

nghiệp.39

Tuy nhiên, kể từ ngày 1-7-2010 tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam đều hoạt

động dưới một luật thống nhất đó là Luật Doanh nghiệp 2005. Mọi cơ cấu tổ chức và hoạt động đều giống nhau và đều chịu sự điều chỉnh chung của Luật Doanh nghiệp hiện

hành. Tất nhiên hoạt động của các DNNN còn bị chi phối bởi nhiều luật khác, song Luật

Doanh nghiệp luôn giữ vai trò trung tâm. Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội

thông qua ngày 29-11-2005 và bắt đầu có hiệu lực từ 1-7-2006, Điều 166 của Luật Doanh

nghiệp 2005 quy định việc chuyển đổi công ty nhà nước như sau: Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hằng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật Doanh

nghiệp năm 2005 có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật

Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ

phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Những doanh nghiệp do Nhà nước

thành lập kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực phải được đăng ký, tổ chức

quản lý và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Vào những năm 2005 – 2006, áp lực và yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại

Thế giới WTO ngày càng gia tăng; và việc gia nhập WTO cũng đã ngày càng trở nên bức

thiết. Một khuôn khổ pháp lý thống nhất về đầu tư và thương mại, bình đẳng, không phân

biệt đối xử và phù hợp với các nguyên tắc thương mại quốc tế là một trong những điều

kiện không thể thiếu để nước ta có thể gia nhập WTO.40 Vì vậy, kể từ tháng 07/2006, lần đầu tiên chúng ta có một Luật Doanh nghiệp duy nhất, áp dụng thống nhất và không phân biệt đối xử đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu, người trong nước và người nước ngoài có quyền tự chủ lựa chọn bất kỳ loại hình nào trong bốn loại

39

Đinh Dũng Sỹ, Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty theo luật doanh nghiệp 2005 có phải là “Bình mới, rượu cũ”?, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội, Số 16(201), 2011, tr51 - tr55, tr55.

40

Việt Báo, Gia nhập WTO nhiều thách thức, Thời báo kinh tế Việt Nam, http://vietbao.vn/vi/Kinh-te/Gia-nhap- WTO-Nhieu-thach-thuc/55085770/88/, [ngày truy cập 21-11-2014].

hình doanh nghiệp do luật quy định: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty

trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 được ban

hành và có hiệu lực ngày 1-7-2006 đã tạo ra một sân chơi thống nhất, bình đẳng cho các

loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta, đặc biệt là các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.41

Tóm lại, mô hình công ty TNHH một thành viên đã xuất hiện khá lâu trên thế giới

và hiện nay mô hình này rất phù hợp với nền kinh tế ở nước ta. Hiện tại các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đang nắm giữ nhiều nguồn vốn Nhà nước, theo đó là những ưu thế và vai trò nhất định trong nền kinh tế cũng như xã hội

nước nhà. Trong quá trình tồn tại và phát triển thì công ty phải tuân thủ các quy định của

Luật Doanh nghiệp 2005 và các van bản pháp luật có liên quan. Các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân tỉnh cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp cũng phải chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật, thông qua việc thực

hiện quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và các cơ quan

có thẩm quyền. Tiếp sau đây, các vấn đề pháp lý của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu như thành lập công ty, cơ cấu tổ chức công ty, quyền và nghĩa

vụ của chủ sở hữu công ty sẽ được trình bày cụ thể hơn.

41

Nguyễn Duy Long, Hoàn thiện khung pháp lý, đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Tạp chí tài chính, Bộ Tài Chính, Số 3(593), 2014, tr16 - tr19, tr16.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY TRÁCH

NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ

NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Sau khi được chuyển đổi hoặc thành lập mới, công ty TNHH một thành viên do

Nhà nước làm chủ sở hữu sẽ áp dụng thống nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Có thể thấy Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo ra một khung quản trị thống

nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế để áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước (doanh

nghiệp tư nhân, DNNN đã chuyển đổi và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Điều

này góp phần nâng cao hiệu quả quản trị, tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp,

nâng cao khả năng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Khung pháp lý chung giúp quy định cụ thể về các vấn đề như thành lập công ty, cơ cấu tổ chức

công ty, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước tại công ty.

Một phần của tài liệu vấn đề pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)