Giải pháp về tăng cường theo dõi sau kiểm tra và công khai kết quả kiểm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 85)

b. Đối với công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có

3.2.2.6. Giải pháp về tăng cường theo dõi sau kiểm tra và công khai kết quả kiểm

phí kiểm tra và phí quản lý thực hiện cơ chế kiểm tra chéo hoàn toàn do công ty kiểm toán chi trả khi áp dụng cơ chế kiểm tra chéo. Đồng thời, Bộ Tài chính và VACPA cũng cần có sự công khai tình hình tài chính hàng năm của tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng.

3.2.2.6. Giải pháp về tăng cường theo dõi sau kiểm tra và công khai kết quả kiểm tra tra

Để hoạt động KSCL kiểm toán từ bên ngoài có hiệu quả và tổ chức kiểm toán thực hiện tốt việc sửa chữa thiếu sót và khuyến nghị của Đoàn kiểm tra, Bộ Tài chính cần bổ sung biện pháp xử phạt và chế tài đối với hành vi tổ chức kiểm toán không tiến hành sửa chữa thiếu sót của cuộc kiểm tra chất lượng lần trước khi phát hiện lỗi lặp lại đối với các cuộc kiểm tra lần sau. Điều này khuyến khích các công ty kiểm toán tăng cường cải thiện việc KSCL tại công ty mình. Đồng thời, VACPA cần thành lập một Ủy ban chuyên trách riêng để theo dõi và đề nghị Bộ Tài chính xử lý kỷ luật các vi phạm, tiến hành xử phạt các công ty kiểm toán và kiểm toán viên kịp thời sau khi có kết quả của cuộc KSCL. Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm xem xét những bằng chứng về việc khắc phục những yếu kém của công ty kiểm toán được phát hiện, đồng thời có quyền công bố cho công chúng nếu trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo kết quả kiểm tra

mà tổ chức kiểm toán không hài lòng về việc khắc phục của công ty hoặc công ty không đưa ra bằng chứng về việc khắc phục các yếu kém này. Điều này cũng là một biện pháp để tăng cường tính cạnh tranh cho các công ty kiểm toán có chất lượng kiểm toán cao, thúc đẩy các công ty kiểm toán có chất lượng yếu kém phải chủ động khắc phục chất lượng kiểm toán của chính công ty mình, đồng thời nhằm đem lại sự bình đẳng và minh bạch cho khách hàng khi lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 về những sai phạm trong lĩnh vực kiểm toán không chỉ bị xử phạt cảnh cáo, mà có thể bị phạt tiền, rút giấy phép hành nghề, thậm chí xử lý hình sự cho phù hợp với Luật KTĐL có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 và theo chiều hướng tăng mức chế tài và hình thức xử phạt hơn nữa. Ngoài ra, Nghị định cần quy định bổ sung khoản lợi ích bất hợp pháp mà kiểm toán viên buộc phải nộp lại để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là gì, tính toán ra sao, quy định rõ mức đền bù cho nhà đầu tư nếu ý kiến kiểm toán gây thiệt hại cho họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 85)