GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 76)

d. Chi phí cho hoạt động kiểm tra

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.2.1. Tóm tắt kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát được trình bày ở chương 2, trong thực tiễn của công tác KSCL từ bên ngoài đối với hoạt động KTĐL tại Việt Nam có những tồn tại về mô hình tổ chức KSCL và chương trình KSCL, cụ thể như sau:

- Về mô hình tổ chức KSCL: hiện nay vẫn chưa xây dựng được cơ chế về quyền hạn,

chức năng, nhiệm vụ KSCL phù hợp và hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức quản lý.

- Về chương trình KSCL: thời hạn và thời gian tổ chức thực hiện kiểm tra, việc lựa chọn công ty kiểm toán, hợp đồng, dịch vụ được kiểm tra, chi phí hoạt động kiểm tra và việc theo dõi xử lý kết quả sau kiểm tra… vẫn còn nhiều bất cập.

Những tồn tại trên sẽ tác động đến chất lượng kiểm toán từ đó gây ảnh hưởng cho người sử dụng báo cáo kiểm toán khi ra quyết định. Do đó, việc hoàn thiện KSCL từ bên ngoài đối với hoạt động KTĐL tại Việt Nam là điều tất yếu; và mô hình KSCL của Hoa Kỳ được nghiên cứu ở chương 1 là tư liệu tham khảo bổ ích khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Giải pháp về xây dựng mô hình KSCL hoạt động KTĐL từ bên ngoài

Theo kết quả khảo sát ở chương 2, có đến 58% công ty kiểm toán đồng ý về việc Bộ Tài chính ủy quyền cho VACPA thực hiện tất cả các cuộc KSCL dịch vụ kiểm toán

(bao gồm công ty kiểm toán có và không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng) là chưa hợp lý và có đến 63% công ty kiểm toán đồng ý với nhận định việc VACPA KSCL công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thể hiện chức năng quản lý nhà nước chưa cao và không có trường hợp công ty kiểm toán nào phủ nhận các nhận định trên. Điều này cho thấy, việc Bộ Tài chính không tách biệt hai đối tượng công ty kiểm toán có và không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng là chưa hợp lý và không phù hợp với mô hình KSCL Hoa Kỳ đã nghiên cứu ở chương 1. Do đó, chúng ta nên tách việc KSCL cho các công ty kiểm toán này thành hai nhóm khác nhau, mỗi nhóm công ty sẽ chịu sự kiểm soát bởi các tổ chức khác nhau. Cụ thể là, việc KSCL hoạt động KTĐL do Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA thực hiện. Người viết đưa ra mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động KTĐL tách bạch riêng theo 2 loại hình công ty kiểm toán là công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng lần lượt như hình 3.1 và 3.2 bên dưới.

a. Đối với công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng chúng

Chúng cần thành lập một tổ chức mang chức năng quản lý Nhà nước thực hiện việc KSCL kết hợp với UBCKNN. Như vậy việc KSCL cho nhóm công ty này nên kết hợp cả ba thành phần: Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA. Tổ chức này sẽ quản lý và KSCL hoạt động kiểm toán, kiểm tra việc tuân thủ CMKiT của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán hàng năm và đột xuất khi có yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện điều tra và tiến hành biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm. Trong phạm vi chức năng của mình, tổ chức này thực hiện việc kiểm tra, soát xét BCTC đã được kiểm toán của đơn vị có lợi ích công chúng theo mô hình quản lý sau:

Trong mô hình này, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức được cụ thể hóa như sau:

- B Tài chính: giám sát, kiểm tra đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.

- UBCKNN: trực tiếp chủ trì việc KSCL đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Giám sát điều kiện được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng của các tổ chức kiểm toán trong kỳ được chấp thuận. Giám sát việc công bố thông tin trong báo cáo minh bạch. Trực tiếp xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của tổ chức kiểm toán được chấp thuận và công khai kết quả xử lý trên trang thông tin điện tử.

- VACPA: kết hợp với Bộ Tài chính và UBCKNN trực tiếp giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.

Như vậy, UBCKNN cần kết hợp với Bộ Tài chính và VACPA thực hiện kiểm tra định kỳ các công ty kiểm toán bao gồm kiểm tra hệ thống và kiểm tra kỹ thuật, tiêu chí chọn lựa dựa trên nguyên tắc không trùng lắp và đảm bảo tất cả các công ty kiểm toán đều

Bộ Tài Chính

Hoạt động giám sát

Hình 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kiểm toán công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

Hiệp hội KTV hành nghề Việt Nam

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

phải được kiểm tra. Bên cạnh đó, UBCKNN cần tổ chức kiểm tra đột xuất đối với các vấn đề bất thường phát sinh. Tổ chức họp các công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề quan trọng về kiểm toán cần tập trung của từng năm. Khi phát hiện các công ty kiểm toán có vi phạm sẽ tiến hành xử phạt hành chính như phạt tiền, cảnh cáo hoặc triệu tập đương sự đến giải trình, từ đó điều tra xử phạt theo quy định của pháp luật.

b. Đối với công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng ích công chúng

Theo kết quả nghiên cứu ở chương 2, với số lượng công ty kiểm toán và với nhân sự của lực lượng kiểm tra như hiện nay, cùng với quy định kiểm tra chất lượng các công ty kiểm toán ít nhất 3 năm/lần sẽ không khả thi. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài chính và VACPA ngoài việc thực hiện kiểm tra hàng năm định kỳ nên cho phép các công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng tự thực hiện kiểm tra chất lượng chéo lẫn nhau theo mô hình quản lý 3.2.

Bộ Tài Chính

Hoạt động giám sát

Hình 3.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kiểm toán công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

Hiệp hội KTV hành nghề Việt Nam

Công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

Công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát tại chương 2 thì hình thức kiểm tra gián tiếp được đánh giá là mang lại hiệu quả chưa cao và có đến 55% công ty kiểm toán đồng ý rằng hình thức kiểm tra chéo mang lại hiệu quả cao hơn hình thức kiểm tra gián tiếp. Và, hình thức kiểm tra chéo cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy, hình thức kiểm tra chéo cần được đưa vào áp dụng trong công tác KSCL hoạt động KTĐL tại Việt Nam thay thế cho hình thức kiểm tra gián tiếp vì hình thức kiểm tra chéo khắc phục được các nhược điểm nêu trên của hình thức kiểm tra gián tiếp. Đồng thời, mỗi cuộc kiểm tra chéo sẽ là cơ hội để các cá nhân và công ty kiểm toán được trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau về công tác KSCL kiểm toán từ bên trong và chương trình kiểm toán, đặc biệt là các công ty kiểm toán nhỏ, từ đó làm cơ sở để cải thiện chất lượng cũng như quy trình kiểm toán của mình để ngày càng hoàn thiện hơn. Việc kiểm tra chéo sẽ được thực hiện theo sự thương thảo giữa công ty kiểm tra và công ty được kiểm tra do đó có sự chủ động hơn hình thức kiểm tra trực tiếp, công ty được kiểm tra ý thức được ý nghĩa của việc kiểm tra là để xây dựng cho chất lượng kiểm toán của chính công ty mình chứ không phải là để đối phó. Ngoài ra, công ty được kiểm tra chéo bởi một công ty kiểm tra khác nên có sự độc lập hơn hình thức kiểm tra gián tiếp do đó mang lại hiệu quả cao hơn và báo cáo kết quả kiểm tra đáng tin cậy hơn. Hơn nữa, việc kiểm tra chéo không chỉ tập trung vào việc kiểm soát cơ cấu và kỹ thuật mà còn đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp công ty được kiểm tra thấy được các tồn tại, giúp giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh.

3.2.2.2. Giải pháp về xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn công ty kiểm toán được kiểm tra hàng năm và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tra hàng năm và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán thường xuyên phải đối mặc với rủi ro. Vì vậy, việc Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong KSCL từ bên ngoài đối với hoạt động KTĐL là hoàn toàn phù hợp. Trong những năm qua, việc lựa chọn công ty kiểm toán được kiểm tra hàng năm đều

gặp phải những tranh cãi nhất định như “KSCL kiểm toán: Tại sao lại chọn doanh nghiệp nhỏ?”, “KSCL kiểm toán: Bỏ lớn bắt nhỏ”... Do đó, Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khác nhau về những rủi ro trong KSCL để từ đó làm căn cứ lựa chọn công ty kiểm toán được kiểm tra hàng năm và lựa chọn hợp đồng kiểm toán khi kiểm tra trực tiếp nhằm tránh được những yếu tố cảm tính, cũng như tăng tính công bằng, rõ ràng, minh bạch. Thực tế cho thấy, việc áp dụng kiểm tra trực tiếp trên cơ sở phân tích và quản lý rủi ro trong KSCL kiểm toán là cách tiếp cận đúng đắn, phù hợp với xu hướng quản lý nhà nước hiện đại.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA cần đưa ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm phân tích rủi ro chất lượng kiểm toán vào phục vụ công tác lập kế hoạch kiểm tra trực tiếp hàng năm nhằm đánh giá rủi ro các công ty kiểm toán. Tác giả đưa ra một bộ tiêu chí tĩnh và đề xuất làm nền tảng để đánh giá rủi ro dựa trên 2 nguyên tắc: (1) đánh giá lịch sử tuân thủ pháp luật về kiểm toán của công ty kiểm toán; (2) dựa trên phân loại quy mô công ty kiểm toán, doanh thu và khách hàng. Từ đó, Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA cần áp dụng những ngưỡng chỉ tiêu cụ thể để xác định các nhóm công ty kiểm toán có dấu hiệu rủi ro yêu cầu kiểm tra trực tiếp.

Tuy nhiên, quản lý rủi ro không chỉ dựa trên những ngưỡng nhất định mà còn dựa vào cả những tài liệu khác mà Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA thu thập được, như: tài liệu từ bên thứ ba (như có thông tin phản ánh, tố giác về hành vi cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách hàng hoặc làm tổn hại đến lợi ích của các doanh nghiệp kiểm toán khác); các thông tin trên mạng internet (như BCTC đã kiểm toán được công bố có dấu hiệu sai phạm kết quả dịch vụ hoặc vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ kiểm toán); cơ sở dữ liệu ngành kiểm toán (như có tranh chấp lớn giữa các thành viên góp vốn hoặc biến động lớn về kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán dẫn đến có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh

nghiệp kiểm toán, cung cấp hợp đồng dịch vụ kiểm toán có khả năng có rủi ro kiểm toán lớn thay thế cho hợp đồng dịch vụ kiểm toán do một doanh nghiệp kiểm toán khác cung cấp cho cùng một khách hàng mà không có lý do chính đáng);… và tất cả các yếu tố của bản thân công ty kiểm toán sau đây để tạo ra một môi trường tối đa hóa khả năng mà các cuộc kiểm toán chất lượng được thực hiện trên cơ sở phù hợp: các yếu tố đầu vào, quy trình, các yếu tố đầu ra, những tương tác trong chuỗi cung ứng BCTC, các yếu tố trong môi trường của các công ty kiểm toán như đã nghiên cứu ở chương 1. Tất cả các thông tin đầu vào này cần được tích hợp vào một hệ thống thông tin quản lý chung của toàn ngành kiểm toán và chi tiết theo từng công ty kiểm toán tại Việt Nam. Dựa vào hệ thống thông tin đầu vào này, Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA cần phải phân định, phân chia công ty kiểm toán thành các nhóm theo các cấp độ tuân thủ, khi đó mới có biện pháp quản lý, kiểm tra trực tiếp phù hợp và hiệu quả. Điều này sẽ giúp cơ quan quản lý tối ưu hóa chi phí quản lý nói chung, chi phí kiểm tra nói riêng cũng như phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Đồng thời, sẽ tăng tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giúp cơ quan quản lý có những sự chuẩn bị và có nhiều thông tin hơn cũng như xác định chính xác phạm vi nội dung khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở của công ty kiểm toán.

Tóm lại, Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA cần thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến chất lượng kiểm toán của công ty kiểm toán, xây dựng bộ tiêu chí KSCL kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực có liên quan của công ty kiểm toán. Từ đó, xây dựng phần mềm quản lý ứng dựng hệ thống thông tin thu thập được để đánh giá rủi ro về chất lượng kiểm toán, mức độ tuân thủ pháp luật và chuẩn mực có liên quan của công ty kiểm toán để lựa chọn đối tượng kiểm tra trực tiếp hàng năm, lựa chọn hợp đồng kiểm toán kiểm tra kỹ thuật và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong KSCL kiểm toán.

3.2.2.3. Giải pháp về nhân sự trong KSCL hoạt đông KTĐL từ bên ngoài

Bên cạnh những giải pháp về mặt vĩ mô thì đội ngũ kiểm tra viên cũng được xem là chìa khóa quan trọng vì nhân sự là đối tượng trực tiếp thi hành công việc, giúp thực hiện việc kiểm tra trên thực tế một cách đúng quy định và hợp lý. Trong bối cảnh các công ty kiểm toán được lựa chọn kiểm tra hàng năm quá ít và thời gian một cuộc kiểm tra tại công ty kiểm toán quá ngắn như kết quả khảo sát ở chương 2 thì giải pháp tăng cường nhân sự trong KSCL hoạt động KTĐL lại càng có ý nghĩa cấp thiết hơn nhằm đạt được mục tiêu mở rộng hoạt động KSCL kiểm toán từ bên ngoài. Bộ Tài chính, UBCKNN và VACPA nên tập trung tăng cường việc đào tạo các kiểm tra viên chuyên trách và theo hướng chuyên sâu cho từng tổ chức bên cạnh các kiểm tra viên được huy động từ các công ty kiểm toán bổ sung vào đoàn kiểm tra KSCL kiểm toán hàng năm. Đối với KSCL các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thì nên nghiên cứu thành lập cơ quan giám sát chất lượng kiểm toán trực thuộc sự quản lý của UBCKNN và VACPA. Hơn nữa, kiểm tra viên cũng cần phải

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)