Doanh thu và lợi nhuận của mô hình xen canh tôm-lúa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 47)

- Mương bao nuôi tôm: rộng khoảng 2,5 3m (chiếm 20 30% diện tích canh tác) chiều sâu mực nước từ 0,8 –1 m so với bờ ao.

4.2.2.3Doanh thu và lợi nhuận của mô hình xen canh tôm-lúa

d. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

4.2.2.3Doanh thu và lợi nhuận của mô hình xen canh tôm-lúa

Doanh thu trung bình của nông hộ là 4.920,17 ngàn đồng /1.000 m2. Trong đó doanh thu của tôm chiếm tỉ trọng cao hơn 58,35%, doanh thu của lúa chiếm 41,65%. Bảng 4.18: Doanh thu và lợi nhuận của mô hình xen canh tôm - lúa

Chỉ tiêu Đơn vị tính cả tôm và Tính cho lúa

Trong đó

47 trọng* (%) trọng* (%) Doanh thu Ngàn đồng/1.000 m2 4.920,17 2.870,92 58,35 2.049,25 41,65 Tổng CP Ngàn đồng/1.000 m2 1.929,85 681,38 35,31 1.248,47 64,69 Lợi nhuận Ngàn đồng/1.000 m2 2.990,32 2.189,54 73,05 800,78 26,95 CP LĐGĐ Ngàn đồng/1.000 m2 489,78 95,23 19,44 394,55 80,56 Thu nhập Ngàn đồng/1.000 m2 3.480,10 2.284,77 65,47 1.195,33 34,53

Nguồn: Tổng hợp k ết quả điều tra thực tế 10/2013 *: Tỉ trọng trong chỉ tiêu chung

Lợi nhuận của tôm cũng chiếm tỉ trọng cao hơn lúa trong tổng lợi nhuận của mô hình (2.990,32 ngàn đồng/1.000m2

). Lợi nhuận trung bình từ nuôi tôm là 2.189,54 ngàn đồng/1.000 m2, cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận của lúa là 800,78 ngàn đồng/1.000 m2

. Thu nhập trung bình của người nông dân canh tác mô hình xen canh tôm -lúa là 3.480,10 ngàn đồng/1.000 m2. Trong đó, thu nhập từ tôm là 2.284,77 ngàn đồng/1.000 m2 chiếm 65,65% tổng thu nhập, thu nhập từ lúa là 1.195,33 ngàn đồng/1.000 m2, chiếm 34,35% tổng thu nhập.

Qua phân tích ta thấy lợi ích kinh tế của mô hình xen canh tôm-lúa được thể hiện rõ khi so sánh với việc nông hộ chỉ trồng lúa. Thu nhập và lợi nhuận từ tôm lần lượt cao gấp 1,91 lần và 2,73 lần thu nhập và lợi nhuận từ lúa. Đồng thời, thu nhập và lợi nhuận của mô hình xen canh tôm – lúa lần lượt cao gấp 2,9 lần và 3,73 lần thu nhập khi nông hộ chỉ canh tác lúa.

Qua phân tích doanh thu và lợi nhuận ta thấy trong mô hình xen canh tôm – lúa, trung bình thu nhập chiếm 70,36% tổng doanh thu. Và trong tổng thu nhập đó thì chi phí lao động gia đình chiếm 14,15%, còn lại 85,85% là lợi nhuận nông hộ thu được. Khi so sánh với lúa thì trung bình thu nhập từ lúa chiếm 58,33% doanh thu và trong tổng thu nhập đó, chi phí lao động gia đình chiếm 33%, còn lại 67% là lợi nhuận nông hộ thu được. Vậy mô hình xen canh tôm – lúa có tỉ trọng chi phí và lao động gia đình thấp hơn và tỉ trọng thu nhập trong doanh thu cao hơn so với hoạt động trồng lúa của nông hộ. Điều này có nghĩa là ngoài việc đạt thu nhập cao hơn thì hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ cũng cao hơn khi canh tác mô hình xen canh tôm – lúa.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 47)