- Mương bao nuôi tôm: rộng khoảng 2,5 3m (chiếm 20 30% diện tích canh tác) chiều sâu mực nước từ 0,8 –1 m so với bờ ao.
d. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật
4.2.1.3 Các khoản mục chi phí của mô hình xen canh tính trên 1.000m
Bảng 4.15: Các khoản chi phí của mô hình xen canh tôm-lúa tính trên 1.000 m2
Chỉ tiêu
Chi phí chung Trong đó
Trung bình Tỉ trọng (%) Tôm Tỉ trọng *(%) Lúa Tỉ trọng* (%) CP chuẩn bị đất/ao 141,10 7,31 101,91 72,22 39,19 27,78 CP giống 218,49 11,32 89,73 41,07 128,76 58,93 CP phân bón 233,13 12,08 - 0,00 233,13 100,00 CP thuốc BVTV 56,94 2,95 - 0,00 56,94 100,00 CP xử lí môi 183,24 9,50 183,24 100,00 - 0,00 3,14% 10,32% 18,76% 4,56% 22,74% 2,90% 31,60% 6,07% CP chuẩn bị đất CP giống CP phân bón CP thuốc BVTV CP lao động thuê CP nhiên liệu CP LĐGD CP khác
42 trường ao nuôi CP nhiên liệu 155,98 8,08 119,73 76,76 36,25 23,24 CP lao động thuê 357,66 18,53 73,74 20,62 283,92 79,38 CP LĐGĐ 489,78 25,38 95,23 19,44 394,55 80,56 CP khác 93,53 4,85 17,80 19,03 75,73 80,97 Tổng CP 1.929,85 100,00 681,38 33,26 1.248,47 59,33
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 10/2013 *Tỉ trọng trong chi phí chung
Chi phí chuẩn bị đất/ao: chiếm 6,71% tổng chi phí trong đó chi phí chuẩn bị ao của tôm chiếm tỉ trọng cao hơn 72,22%, lúa chỉ chiếm 27,78%. Do khâu chuẩn bị đất của lúa là cày, xới, trục đất, có nhiều hộ không thực hiện. Còn đối với tôm, khâu chuẩn bị ao là rất cần thiết, không thể bỏ qua nên khoảng chi phí này phát sinh ở tất cả các hộ. Chi phí chuẩn bị đất/ao của nông hộ có giá trị trung bình là 141,10 ngàn đồng/1.000 m2.
Chi phí giống: chiếm tỉ trọng 11,25% tổng chi phí mô hình tôm - lúa, trong đó chi phí giống của lúa chiếm tỉ trọng cao hơn (58,93%) chi phí giống của tôm (41,07%). Chi phí giống trung bình của mô hình tôm – lúa là 218,49 ngàn đồng/1.000 m2.
Chi phí phân bón: chiếm 11,08% tổng chi phí. Toàn bộ chi phí phân bón được sử dụng cho lúa, nhưng cũng có tác động đến tôm như đã trình bày ở các phần phân tích trước. Khoản chi phí này của mô hình là 233,13 ngàn đồng/1.000 m2
.
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: chiếm tỉ trọng không đáng kể (2,95%) trong tổng chi phí và chỉ phát sinh đối với lúa, Có giá trị trung bình là 56,94 ngàn đồng/1.000 m2.
Chi phí xử lí môi trường ao nuôi: đây là khoản mục chi phí chỉ phát sinh đối với tôm và chiếm tỉ trọng 9,5% trong tổng chi phí, có giá trị trung bình là 183,24 ngàn đồng/1.000 m2
.
Chi phí nhiên liệu: chiếm 7,41% tổng chi phí, trong đó chi phí nhiên liệu của tôm là chủ yếu (chiếm 76,76%). Trong sản xuất lúa chỉ cần bơm nước trước khi gieo sạ để mực nước trên mặt ruộng phù hợp cho việc gieo sạ lúa. Do đó chi phí nhiên liệu của lúa chỉ chiếm 23,24% chi phí nhiên liệu của toàn mô hình, có giá trị trung bình là 155,98 ngàn đồng/1.000 m2
.
Chi phí lao động thuê: chiếm 16,99% tổng chi phí mô hình xen canh tôm-lúa, cao thứ hai sau chi phí lao động gia đình. Trong đó, Chi phí thuê lao động cho lúa chiếm đến 79,38%. Các nông hộ thường thuê lao động trong các khâu gieo trồng, thu hoạch là chủ yếu. Còn đối với tôm, các nông hộ chỉ thuê lao động để sên vét ao vào đầu vụ. Do đó chi phí thuê lao động của tôm chỉ chiếm 20,62% trong chi phí thuê lao động của mô hình. Chi phí lao động thuê trung bình của mô hình là 357,66 ngàn đồng/1.000 m2
43
Chi phí LĐGĐ: Một trong những chỉ tiêu quan trọng được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp là sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động gia đình và thuê mướn lao động bên ngoài. Nếu mô hình sử dụng nhiều công lao động gia đình thì sẽ giải quyết được lao động nhàn rỗi của nông hộ. Kết quả khảo sát cho thấy chi phí lao động gia đình của mô hình xen canh tôm lúa là 489,78 ngàn đồng/1.000 m2. Trong đó, chi phí LĐGĐ của lúa chiếm tỉ trọng cao hơn 80,56%, khoản chi phí này của tôm chỉ chiếm 19,44%. Cho thấy mô hình xen canh tôm - lúa tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, nhưng đồng thời cũng không cần thêm nhiều lao động, so với trồng lúa thì chi phí LĐGĐ của tôm chỉ bằng 24% chi phí lao động gia đình của lúa. Đây là thuận lợi cho người dân khi không cần phải lo lắng về việc tăng chi phí thuê lao động do lao động khan hiếm. Mô hình xen canh tôm - lúa không tạo áp lực cho nông hộ về lao động so với khi nông dân chỉ trồng lúa. Trồng lúa có khó khăn là đến thời điểm thu hoạch thì lao động khan hiếm nên giá thuê lao động tăng cao, mà hầu hết các hộ đều phải thuê lao động do diện tích canh tác không nhỏ, trung bình là 28.000 m2/hộ. Do vậy, dù lao động gia đình là lớn nhất (5 người/hộ) cũng không thể thu hoạch cùng lúc trên diện tích lớn như vậy. Khi kết hợp nuôi tôm xen canh trong ruộng lúa, thì khó khăn về vấn đề lao động không tăng lên do thu quá trình nuôi tôm không cần nhiều công lao động nên có thể tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình như trông coi, chăm sóc tôm, thường xuyên kiểm tra môi trường nước… Nông hộ chỉ cần thuê lao động vào thời điểm đầu vụ khi cần sên vét ao, nếu không có đủ lao động gia đình để sên vét trên diện tích lớn.
Chi phí khác: chiếm tỉ trọng 4,85% trong tổng chi phí, khoản chi phí này bao gồm chi phí lãi của nông hộ và chi phí suốt lúa trong sản xuất lúa.
7,31% 11,32% 12,08% 2,95% 9,50% 8,08% 18,53% 25,38% 4,85% CP chuẩn bị đất/ao CP giống CP phân bón CP thuốc BVTV CP xử lí môi trường ao nuôi CP nhiên liệu CP lao động thuê CP LĐGĐ CP khác
44
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 10/2013
Hình 4.3 Cơ cấu chi phí sản mô hình xen canh tôm - lúa
Ta thấy trong tổng chi phí 1.929,85 ngàn đồng/1.000 m2 của mô hình xen canh tôm - lúa thì chi phí lao động chiếm tỉ trọng cao nhất (43,91%).Trong đó, LĐGĐ trung bình trên 1.000 m2 là 489,78 ngàn đồng, chiếm 25,38% tổng chi phí. Trong đó chi chi phí lao động gia đình của tôm chỉ chiếm 19,44% do nuôi tôm sú không cần sử dụng nhiều LĐGĐ, chủ yếu là khâu là sên vét ao để chuẩn bị thả tôm (chỉ được một số hộ áp dụng) và trong khâu sử dụng các chế phẩm sinh học…. Còn đối với lúa, các khâu từ gieo trồng cho đến thu hoạch đều cần đến lao động, không có máy móc, thiết bị nào hỗ trợ nên chi phí lao động gia đình của lúa cao, chiếm đến 80,56% tổng chi phí lao động gia đình của mô hình. Khoản mục chi phí phân bón cho lúa và chi phí xử lí môi trường ao nuôi cho tôm chiếm tỉ trọng tương đối cao lần lượt là 12,08% và 9,50% tổng chi phí mô hình. Chi phí giống và chi phí nhiên liệu cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tổng chi phí, lần lượt là 11,32% và 8,08%. Còn lại các khoản chi phí chuẩn bị đất/ao, chi phí thuốc BVTV chiếm tỉ trọng nhỏ và chi phí khác chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng chi phí.