Chi phí xử lý môi trƣờng nƣớc trong quá trình nuô

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 34 - 35)

- Mương bao nuôi tôm: rộng khoảng 2,5 3m (chiếm 20 30% diện tích canh tác) chiều sâu mực nước từ 0,8 –1 m so với bờ ao.

c.Chi phí xử lý môi trƣờng nƣớc trong quá trình nuô

Là chi phí nông hộ sử dụng để mua các chế phẩm sinh học, các lại hóa chất cần thiết cho quá trình nuôi tôm và chi phí vôi để cải tạo môi trường nước. Đây là khoản chi phí chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí của hoạt động nuôi tôm (chiếm 26,89%).

 Vôi: Trong quá trình nuôi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà môi trường nước không ổn định nên các nông hộ thường sử dụng vôi để điều chỉnh độ pH cho phù hợp.

 Chi phí chế phẩm sinh học: Trong quá trình nuôi các nông hộ cũng có sử dụng một số loại chế phẩm sinh học như: Menvisinh, BioB, Zeolite…. Để hạn chế tảo đáy ao phát triển, cải tạo môi trường nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Chi phí xử lý môi trường nước có biến động rất lớn giữa các hộ. Có hộ chi tiền để mua các chế phẩm sinh học lên đến 1.105,97 ngàn đồng/1.000 m2, có hộ nuôi trên diện tích nhỏ, nên không đầu tư cho khâu chăm sóc này. Trung bình mỗi hộ chi 183,24 ngàn đồng/1.000 m2

cho các loại chế phẩm sinh học, thuốc trong quá trình nuôi tôm. Có sự chênh lệch lớn như vậy một phần là do yếu tố kinh nghiệm. Một số chủ hộ nhận thấy cần thiết sử dụng loại phân hay chế phẩm sinh học nào đó trong giai đoạn nhất định của quá

35

trình nuôi nhưng một số chủ hộ khác cho rằng không cần thiết. Một phần cũng vì thiếu vốn nên một số hộ hạn chế tối đa việc sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất. Còn một nguyên nhân khác là do trong quá trình nuôi, tôm bị dịch bệnh nên chi phí thuốc thủy sản, chế phẩm sinh học trong trường hợp đó tăng cao hơn các hộ nuôi tôm không bị dịch bệnh.

Nhìn chung, trong quá trình nuôi các hộ sử dụng rất ít chế phẩm sinh học hay hóa chất. Một số chủ hộ cho biết bón phân cho lúa thì đồng thời cũng cải tạo môi trường nước trong ao nuôi, giúp sinh ra các sinh vật là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều thì lúa sẽ bị ngộ độc hữu cơ. Do đó, khi tôm thiếu thức ăn mà không thể bón phân thêm cho lúa thì mới sử dụng các loại chế phẩm sinh học tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 34 - 35)