MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO MÔ HÌNH XEN CANH TÔM LÚA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 50 - 55)

- Mương bao nuôi tôm: rộng khoảng 2,5 3m (chiếm 20 30% diện tích canh tác) chiều sâu mực nước từ 0,8 –1 m so với bờ ao.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO MÔ HÌNH XEN CANH TÔM LÚA

XEN CANH TÔM - LÚA

5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH CANH TÁC TÁC

Thông qua kết quả điều tra nông hộ và các số liệu thứ cấp, các báo cáo tình sản xuất của phòng NN& Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng đề tài ghi nhận một số thuận lợi, khó khăn và qua đó đề xuất các giải pháp để phát triển mô hình xen canh tôm- lúa cụ thể như sau:

5.1.1 Thuận lợi

Huyện U Minh Thượng có điều kiện tự nhiên và hệ thống giao thông thủy lợi thuận lợi cho việc phát triển mô hình xen canh tôm-lúa. Trên địa bàn huyện có các con sông lớn như sông Trẹm, bắt nguồn từ sông Xẻo Rô cung cấp nguồn nước cho mô hình tôm lúa. Ngoài ra còn có một số vùng trong huyện nuôi tôm nhờ vào nguồn nước từ Kênh Làng Thứ Bảy. Và hệ thống giao thông thuận lợi, có nhiều kênh rạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi mua bán hàng hóa, sản phẩm. Theo kết quả khảo sát có 83,34 số hộ cho rằng thuận lợi của mô hình là đất đai phù hợp.

Và có 8,33% số hộ cho rằng sản phẩm của mô hình, đặc biệt là tôm, dễ tiêu thụ. Do tại địa bàn nghiên cứu có rất nhiều thương lái thu mua tôm, với mức giá cạnh tranh.

Mô hình mang lại thu nhập cao cho người nông dân (thu nhập của tôm cao gấp1,91 lần so với chỉ trồng lúa nhưng chi phí chỉ bằng 54,58% tổng chi phí của hoạt động sản xuất lúa) so với trồng lúa, và chi phí lao động gia đình cũng chỉ tương đương một phần tư của lúa nên thuận lợi cho nông dân áp dụng khi không cần nhiều chi phí và công lao động lại mang về thu nhập cao, giúp tận dụng lao động nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng dầu vào, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong vuông, không làm ô nhiễm môi trường ao nuôi do dư thừa thức ăn, tăng hệ số sử dụng đất đai và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Các nông hộ cùng hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẽ kinh ngiệm cùng nhau trong việc sản xuất. theo kết quả khảo sát có 10% số hộ học hỏi kinh nghiệm nuôi trồng chủ yếu từ các hộ lân cận.

51

5.1.2 Khó khăn

Bên cạnh nguồn thu nhập cao mà mô hình mang lại và những thuận lợi về điều kiện tự nhiên thì người nông dân canh tác mô hình tôm - lúa trên địa bàn huyện U Minh Thượng đang gặp phải nhiều khó khăn như sau:

- Nguồn nước bị ô nhiễm. Tuy ao nuôi tôm không ô nhiễm do hàm lượng thức ăn dư thừa tuy nhiên mỗi khi tôm bị bệnh hoặc chết người nông dân đều bơm nước ra song, làm nguồn nước chung bị nhiễm mầm bệnh. Do đó, các hộ khác bơm nước vào ruộng thì tôm sẽ dễ dàng bị lây bệnh do nguồn nước ô nhiễm này, gây ra hiện tượng tôm bệnh và chết hàng loạt gây thất thoát nghiêm trọng cho người nông dân.

- Chi phí sản xuất ngày càng tăng do giá phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu tăng lên hằng năm làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ trong khi các khoản chi phí này chiếm gần 30% tổng chi phí của mô hình xen canh tôm-lúa. Bên cạnh đó, tình trạng phân bón, nông dược kém chất lượng lưu hành trên thị trường hiện đang phổ biến và phần lớn người nông dân chưa có kinh nghiệm để phân biệt giữa các loại phân bón chất lượng cao và chất lượng kém, giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái.

- Một trong những khó khăn mà đa phần các nông hộ (chiếm 21,67% tổng số hộ) gặp phải là thiếu vốn và không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ nhân hàng Nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội. Do đó, nông hộ không đủ điều kiện để đầu tư, trang bị đầy đủ cho hoạt động sản xuất như khâu sên vét, gia cố bờ bao và xa hơn nữa là mở rộng mô hình sản xuất.

- Khó khăn chung của người dân huyện U Minh Thượng đó là huyện mới được thàng lập, tuy giao thông thuận lợi nhưng giao thương với các khu vực mua bán lớn chưa phổ biến. Đa phần các nông hộ bán sản phẩm cho thương lái chứ chưa có công ty, xí nghiệp nào ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa phát triển đời sống người dân còn khá khó khăn và lạc hậu.

- Giá cả đầu ra bấp bênh. Mặc dù sản phẩm dễ tiêu thụ nhưng giá cả lên xuống thất thường. Những khi tôm thu hoạch được nhiều, ai cũng đạt năng suất cao, thì rớt giá. Đến lúc tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt, nhiều hộ chỉ bán tôm xô, thì giá lại tăng cao. Giá cả thu mua của thương lái thay đổi mỗi ngày, phụ thuộc vào giá thu mua của các dựa tôm thu mua lại của các thương lái. Còn đối với lúa, do bán sản phẩm thông qua thương lái và không nắm bắt kịp thông tin giá cả thị trường nên các nông hộ gặp nhiều tổn thất. Không nắm bắt được xu hướng biến động giá cả, nhiều nông hộ trữ lúa lại chờ giá lên nhưng giá lúa sau đó liên tục giảm và người nông dân phải chấp nhận bán với giá thấp sau một thời gian dài tồn trữ.

52

- Hiện trạng sản xuất của nông hộ còn nhỏ lẻ, rời rạc chưa có sự liên kết. Đa phần nông hộ không tham gia tổ hợp tác hay hợp tác xã, hội nông dân. Do đó tình trạng phòng chống dịch bệnh và thiệt hại trên tôm lúa gặp nhiều khó khăn. Và không tìm được đối tượng bao tiêu sản phẩm.

- Nguồn giống kém chất lượng cũng gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như thu nhập của nông hộ. Đây là câu trả lời 14/60 hộ được phỏng vấn đưa ra khi được hỏi về những khó khăn gặp phải khi canh tác mô hình. Chính quyền địa phương cũng có quan tâm đến chất lượng nguồn tôm giống cung cấp cho người dân. UBND huyện U Minh Thượng đã chỉ đạo phòng NN&PTNN phối hợp với chi cục Nuôi trồng thủy sản kiếm tra các cơ sở ươm vèo tôm giống, để đảm bảo nguồn tôm giống an toàn cung cấp cho người dân. Nhưng mức độ hiệu quả của các đợt kiểm tra thì chưa cao. Hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều cơ sở tôm giống chưa có giấy phép đăng kí kinh doanh, chất lượng nguồn giống không đảm bảo và người nông dân chưa quan tâm đến các yếu tố này khi chọn địa điểm mua giống.

- Tình trạng thiếu lao động nông thôn theo thời vụ vẫn đang rất phổ biến. do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là chỉ cần lao động cho một số khâu, một số thời điểm chứ không xuyên suốt trong quá trình canh tác. Nên vào các thời điểm còn lại, lực lượng lao động nông thôn do đó, lực lượng lao động này đã đổ về các khu công nghiệp, các thành phố lớn để tìm kiếm công việc với thu nhập ổn định. Do đó lao động nông thôn ngày càng giảm và khó có thể đáp ứng nhu cầu thuê mướn vào các thời điểm thu hoạch tập trung. Điều này làm tăng chi phí thuê mướn lao động, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Khoản chi phí này chiếm gần 17% trong tổng chi phí mô hình xen canh tôm – lúa, là khoản chi phí Cao thứ hai sau chi phí lao động gia đình.

- Người nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong canh tác, đặc biệt là đối với hoạt động canh tác tôm. Đa phần kinh nghiệm canh tác của nông hộ là do kinh nghiệm truyền thống (chiếm 56,67% tổng số hộ), nhưng thời gian canh tác mô hình xen canh tôm lúa chưa lâu, chủ yếu kinh nghiệm được áp dụng cho hoạt động trồng lúa.

53

5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC CHO MÔ HÌNH 5.2.1Giải pháp về nguồn giống 5.2.1Giải pháp về nguồn giống

Chính quyền địa phương cần thường xuyên kiểm tra chất lượng giống của tại các cơ sở cung cấp giống và giới thiệu cho nông dân các cơ sở có nguồn giống chất lượng cao.

Người nông dân cần chọn cơ sở cung cấp giống có uy tín, tôm giống đã qua kiểm tra chất lượng. Tốt nhất là mua giống tại các cơ sở mà chính quyền địa phương khuyến khích. Không nên chọn mua giống theo giá cả mà nên chọn theo chất lượng.

5.2.2 Nâng cao kinh nghi ệm sản xuất của nông hộ

Để quản lí tốt các khoản chi phí, tính toán hiệu quả các khoản đầu tư và sử dụng hợp lý các nguồn lực của nông hộ (lao động, vốn, đất đai) người nông dân cần hình thành thói quen ghi chép nhật ký sản xuất. Đồng thời tăng cường tiếp cận các thông tin thị trường để điều chỉnh các hoạt động sản xuất cho phù hợp.

Nông hộ cần tham gia các lớp tập huấn về nông nghiệp, xem các tài liệu sách báo, theo dõi thông tin để cập nhật kiến thức mới. Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu của các công ty phân bón, vật tư nông nghiệp tổ chức tại địa phương.

Đồng thời thường xuyên theo giỏi bản tin giá cả thị trường và dự báo xu hướng gia tăng giá cả để không bị thương lái ép giá và có hướng sản xuất, canh tác hay đưa ra quyết định lựa chọn thời điểm bán sản phẩm hợp lí. Đồng thời, phải thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết thủy văn để có kế hoạch ứng phó khi cần thiết.

Phòng nông nghiệp cần thường xuyên kết hợp với chính quyền địa phương để tổ chức và nâng cao chất lượng các buổi tập huấn và nông dân cần tích cực tham gia các buổi tập huấn, chủ động trao đổi với cán bộ khuyến nông những khó khăn trong sản xuất để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác.

5.2.3Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để khắc phục tình trạng giá cả đầu ra không ổn định các nông hộ nên liên kết trong sản xuất để có nguồn sản phẩm dồi dào, đồng nhất về chất lượng. Từ đó, tiềm kiếm cơ sở bao tiêu sản phẩm.

Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích hình thức tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Và có tạo điều kiện thuận lợi để các công ty, xí nghiệp kí kết hợp đồng bao tiêu sản tại phẩm địa phương.

54

5.2.4 Nguồn nƣớc

Các nông hộ cần có hệ thống bơm thoát nước riêng biệt và có ao lắng để có thể chủ động hơn trong việc bơm, thoát nước.

5.2.5 Nguồn lao động

Phát huy các loại hình kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác cung ứng các dịch vụ nông nghiệp trong đó có cung ứng lao động.

Tìm ra những biện pháp để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thay thế lao động bằng máy móc để tiết kiệm chi phí và khắc phục tình trạng khan hiếm lao động.

5.2.6 Giải pháp về nguồn vốn

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nông hộ thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã, hội nông dân để giải quyết phần nào khó khăn về vốn của người nông dân.

Ngân hàng cần phải hỗ trợ vốn cho nông dân với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ hợp lý để nông dân có thể thu hồi vốn và có lợi nhuận để trả nợ.

Thông tin rộng rãi chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ lãi suất để nông dân có điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để có điều kiện trang bị, mua sắm các trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động canh tác.

55

CHƢƠNG 6

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 50 - 55)