Thông tin về nguồn cung cấp giống của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 28)

- Mương bao nuôi tôm: rộng khoảng 2,5 3m (chiếm 20 30% diện tích canh tác) chiều sâu mực nước từ 0,8 –1 m so với bờ ao.

4.1.5Thông tin về nguồn cung cấp giống của nông hộ

THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG 4.1 TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

4.1.5Thông tin về nguồn cung cấp giống của nông hộ

Bảng 4.7: Thông tin về nguồn cung cấp tôm giống của nông hộ

Khoản mục Số hộ Tỷ lệ (%)

+ Trại giống địa phương 41 68,33 + Trại giống từ các tỉnh lân cận 0 0,00 + Hợp tác xã tôm giống 14 23,33 + Trại giống địa phương và hợp tác xã 5 8,34

29

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 10/2013

Qua bảng cho thấy các nông hộ chỉ mua tôm giống tại các trại giống địa phương hay hợp tác xã tôm giống. tỉ lệ hộ chỉ mua tôm giống ở các trại giống địa phương là 68,33%. Có 23,33% số hộ chỉ mua tôm giống ở các hợp tác xã. Việc lựa chọn giống đa là lựa chọn theo hàng xóm láng giềng (thông thường, nông dân thấy hàng xóm ai nuôi trúng thì sẽ mua giống theo họ).

Bảng 4.8: Thông tin về nguồn cung cấp lúa giống của nông hộ

Khoản mục Số hộ Tỷ lệ (%)

+ Trung tâm giống cây trồng 42 70,00

+ Nhà nước hỗ trợ 0 0,00

+ Hợp tác xã lúa giống 8 13,33

+ Tự để giống 10 16,67

Tổng 60 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 10/2013

Kết quả khảo sát 60 hộ canh tác mô hình tôm - lúa cho thấy đa phần nông hộ mua lúa giống tại các trung tâm giống cây trồng (70% tổng số hộ), có 10 hộ tự làm lúa giống, được sản xuất từ vụ lúa trước được nông hộ trữ lại, có giá bằng các giá lúa thương phẩm ngoài thị trường. Việc tự làm giống có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống, làm giảm năng suất. Tỉ lệ hộ tự làm lúa giống khá cao, chiếm 16,67% tổng số hộ. Cao hơn tỉ lệ hộ mua giống tại các hợp tác xã lúa giống (13,33%).

30

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế 10/2013

Hình 4.1 Cơ cấu giống lúa của nông hộ

Theo hình 5 ta thấy, các giống lúa được chọn canh tác trên địa bàn nghiên cứu rất đa dạng. Trong đó các giống nông dân trồng phổ biến là: một bụi đỏ, một bụi trắng lùn, BTE1, OM 6976. Trong đó, 25/60 hộ nông dân ưa chuộng giống lúa 1 bụi đỏ vì theo kinh nghiệm sản xuất của họ thì đây là giống lúa dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, phù hợp với đất đai ở địa phương và giống lúa này có năng suất cao hơn so với các giống lúa còn lại. Các giống BTE1 và một bụi trắng lùn cũng được trồng phổ biến, tỉ lệ nông hộ chọn hai loại giống này trong 60 hộ khảo sát là như nhau, 15% tổng số hộ (9/60 hộ).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 28)