KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 55 - 59)

- Mương bao nuôi tôm: rộng khoảng 2,5 3m (chiếm 20 30% diện tích canh tác) chiều sâu mực nước từ 0,8 –1 m so với bờ ao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

6.1 KẾT LUẬN

Mô hình tôm - lúa được thực hiện trên địa bàn huyện U Minh Thượng trong những năm qua đã góp phân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, và được nông dân đánh giá là thích hợp với điều kiện đất đai của địa phương. Lợi nhuận trung bình nông dân thu được trên 1.000 m2

diện tích canh lúa là 800,78 ngàn đồng. Đối với tôm lợi nhuận thu được là: 2.189,54 ngàn đồng/1.000 m2. Trung bình tổng thu nhập của nông hộ trong vụ xen canh tôm-lúa là 3.461,66 ngàn đồng/1.000 m2. Trong đó, thu nhập từ tôm chiếm gần 65% tổng lợi nhuận thu được. Trong khi chi phí trung bình của tôm là 681,38 ngàn đồng/1.000 m2

nhỏ hơn chi phí trung bình của lúa (1.248,47 ngàn đồng/1.000 m2). Trung bình chi phí lao động gia đình của tôm là: 95,23 ngàn đồng/1.000 m2, của lúa là: 394,55 ngàn đồng/1.000 m2. Cho thấy chi phí sản xuất của lúa cao hơn tôm và cần nhiều công lao động gia đình hơn. Tuy nhiên lợi nhuận thu được lại thấp hơn, chỉ bằng 36,57% lợi nhuận từ tôm. Do đó, thả nuôi tôm xen canh trong ruộng lúa là mô hình mang về nguồn thu nhập cao hơn nhiều cho nông dân so với chỉ canh tác lúa.

Điều tra cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được từ mô hình thì người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình canh tác, đó là:

- Nông dân chưa hợp tác, liên kết với nhau trong sản xuất, không tham gia tổ hợp tác hay hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất tập trung, tạo nên sản phẩm chất lượng và đồng nhất nên không có công ty bao tiêu sản phẩm. Lúa, tôm sau khi thu hoạch thường bị thương lái ép giá. Hiện tượng “được mùa mất giá” thường xuyên diễn ra.

- Nguồn giống chưa chất lượng và kinh nghiệm, kỹ thuật của nông dân còn hạn chế do đó tôm nuôi thường hay bị bệnh và chết hàng loạt. Nhiều hộ gieo sạ lúa sớm, độ mặn còn cao làm lúa chậm phát triển hoặc bị chết, phải gieo sạ lại.

- Nhiều hộ thiếu vốn sản xuất, có nhu cầu vay vốn để trang trải các khoản chi phí và mở rộng sản xuất, tuy nhiên họ không tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng nông nghiệp. cũng do thiếu vốn mà các nông hộ không có điều kiện để tu sữa bờ vuông kiên cố, qua một thời gian canh tác bờ vuông bị thẩm lậu nước từ bên ngoài do các loài như cua, chuột đòa hang xuyên qua bờ. Dẫn đến mực nước trong vuông không ổn định, bị ảnh hưởng, lên xuống theo mực nước từ bên ngoài.

56

- Trên địa bàn huyện chưa phổ biến các loại máy sạ hàng, máy gặt đập liên hợp, các công đoạn gieo trồng, thu hoạch đều phải thuê lao động mà hiện tại nguồn lao động nông thôn đang khan hiếm do lực lượng lao động tre đổ về các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Chi phí thuê lao động tăng cao khi việc cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế làm giam lợi nhuận thu được của nông hộ.

- Giá cả các nguồn lực đầu vào vẫn tiếp tục tăng vọt như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng, dầu,… làm tăng các chi phí sản xuất.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng

Tăng cường công tác khuyến nông, nâng cao chất lượng nội dung các buổi tập huấn kỹ thuật. Chính quyền và ngành nông nghiệp địa phuong cần tổ chức những cuộc gặp gỡ giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các hộ sản xuất với nông dân sản xuát giỏi. thực hiện tốt việc biểu dương những nông dân sản xuất cho năng suất cao mà tiết kiệm chi phí, tổ chức truyền thông qua bài báo địa phương, hội nông dân… nhằm khuyến khích các hộ khác làm theo.

Có chính sách đúng đắn và kịp thời để bình ổn giá cả các yếu tố đầu vào như phân bón, nông dược, nhiên liệu… kiểm soát chất lượng phân bón và nông dược tránh tình trạng lưu hành kém chất lượng ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hiệu quả sản xuất của nông dân. Đồng thời thực hiện việc cung cấp thông tin tình hình giá cả thị trường đầu vào cho nông dân cũng như thông tin giá lúa để nông dân không bị người mua ép giá.

Cần có giải pháp quản lý thị trường mua bán tôm giống, giúp người dân mua được giống sạch và chất lượng; xử lý nghiêm các thị trường giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tiềm hiểu những nới cung ứng giống chất lượng cao, đã qua kiểm tra, đánh giá để cung cấp thông tin các địa chỉ bán giống tin cậy cho nhà nông.

Chỉ đạo, khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tôm - lúa để tạo ra một lượng lớn sản phẩm có chất lượng đồng đều và từ đó tìm kiếm các công ty bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân có thị thường tiêu thụ và giá cả đầu ra ổn định.

Hình thành tổ chức thu mua lúa của nông dân để bán cho các công ty, nhà máy thì giá bán sẽ cao hơn so với nông dân bán riêng lẻ cho thương lái hoặc tìm nhà tiêu thụ để kí hợp đồng với nông dân.

57

Tổ chức theo từng ấp hoặc trên phạm vi toàn xã một nhóm hoặc câu lạc bộ cung cấp lao động khi thu hoạch cho nông dân để tránh tình trạng khan hiếm lao động khi thu hoạch trong dẫn đến chi phí thuê lao động ngày càng cao.

Có giải pháp cho việc xả thải nước từ hoạt động nuôi trồng của các nông hộ để đảm bảo nguồn nước sạch, tránh lây lan mầm bệnh.

Huyện cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu ở lĩnh vực nông nghiệp hoặc thu hút nguồn lực bên ngoài để đủ sức khai thác tốt nguồn tài nguyên đát đai một cách hiệu quả nhất cho phát triển cây lúa.

6.2.2 Đối với các tổ chức khuyến nông, viện nghiên cứu

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và hỗ trợ các tài liệu về kỹ thuật canh tác, thông tin thị trường… nhằm nâng cao kiến thức cho nông dân, giúp việc nuôi trồng mang lại hiệu quả cao.

Nghiên cứu giống lúa phù hợp cho vùng canh tác tôm - lúa trên địa bàn huyện U Minh Thượng, sau đó phổ biến đến nông dân thông qua các lớp tập huấn.. Đồng thời, nghiên cứu và xây dựng các biện pháp kiểm dịch tôm giống hiệu quả để công tác kiểm dịch có chất lượng hơn.

6.2.3 Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triến nông thôn huyện U Minh Thƣợng Thƣợng

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng cần có nhiều chính sách về đầu tư, cho vay, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận nguồn vốn bằng các biện pháp như:

- Thủ tục cho vay đơn giản.

- Giảm phí tín dụng đến mức thấp nhất cho nông dân. - Lãi suất cho vay phải thấp hơn các ngành sản xuất khác.

- Kéo dài thời gian trả nợ nhằm tạo điều kiện cho nông dân thu hồi vốn và có lợi nhuận để hoàn trả vốn vay.

6.2.4 Đối với nông dân

Chọn nguồn cung cấp giống uy tín, chọn loại giống lúa tốt cho năng suất và giá bán cao mà đã được chính quyền và phòng nông nghiệp huyện khuyến khích sử dụng. Dồng thời xuống giống đồng bộ theo đúng lịch thời vụ của địa phương nhằ hạn chế dịch bệnh.

Nông dân cần tích cực tham gia vào các câu lạc bộ, hợp tác xã vì đó là những tổ chức giúp nông dân được hỗ trợ, trao đổi về thông tin, kinh nghiệm sản xuất, và cả về nguồn vốn đầu tư.

58

Nông dân nên tích cực tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về kỹ thuật nuôi trồng để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác.

Cần đầu tư gia cố bờ bao sao cho kiên cố, để giữ ổn định mực nước trong vuông, tiết kiệm chi phí nhiên liệu.

Cần ghi chép nhật kí sản xuất để tính toán chi phí và thu nhập sau mỗi vụ. Từ đó, điều chỉnh các khoản mục chi phí sau cho hiệu quả nhất.

59

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình xen canh tôm lúa trên địa bàn huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)