Giới thiệu doanh nghiệp, quá trình thành lập và tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu Xây dựng kế toán trách nhiệm tại tổng công ty văn hóa sài gòn công ty TNHH một thành viên (Trang 38)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

(1) Về pháp nhân Tổng Công ty:

Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY VĂN HÓA SÀI GÒN- Công ty TNHH Một thành viên.

Loại hình doanh nghiệp : Công ty Nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Tên tiếng Anh:SAIGON CULTURAL PRODUCTS CORPORATION

Tên giao dịch viết tắt: S.C.P.C

Trụ sở chính:88 Trần Đình Xu, Phường Cô Giang, Quận I, TP Hồ Chí Minh Vốn nhà nước: 372.000 triệu đồng ( tính đến 31/12/2011) chiếm 86,29 % vốn chủ sở hữu

(2) Quá trình hình thành và phát triển:

Tổng công ty Văn hóa Sài gòn được phép thành lập trên cơ sở quyết định số: 177/2003/QĐ-UB ngày 12 tháng 09 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động thí điểm theo mô hình Công ty mẹ-công ty con trên cơ sở hình thành từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc sự quản lý của sở Văn hóa thông tin trước đây, bao gồm 17 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập và 2 công ty cổ phần họat động theo từng lãnh vực khác nhau của ngành Văn hóa như: In ấn phát hành các loại xuất bản phẩm, kinh doanh dịch vụ các loại băng từ có chương trình, phát hành phim- chiếu bóng, dịch vụ quảng cáo….

Lúc mới sáp nhập, quy mô sản xuất kinh doanh ở mức độ vừa và nhỏ, phân tán và không đồng nhất với nhau trong cùng một sản phẩm sản xuất ra. Tình hình tài chính - vốn hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong khi có doanh nghiệp thừa vốn và mặt bằng thì không biết làm gì để phát triển và tích lũy. Tình hình tồn kho hàng hóa ứ đọng kém phẩm chất, công nợ khó đòi tồn tại kéo dài, các khoản nghĩa vụ với Nhà nước và nợ vay NH tồn đọng không khả năng giải quyết.

Lúc này, hoạt động của các đơn vị rời rạc, mạnh ai nấy lo, thiếu sự gắn kết, kiểm tra, đôn đốc…Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu; năng lực quản lý, sức cạnh tranh không cao. Chưa có được một doanh nghiệp có đủ tiềm lực về vốn, thị trường, công nghệ và thương hiệu để đóng vai trò đơn vị đầu đàn nhằm thu hút và tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành nghề để phân công lao động và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Từ năm 2004 Tổng công ty VHSG tập trung vào củng cố tổ chức nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời chấn chỉnh những mặt yếu kém tồn tại, đẩy mạnh giới thiệu quảng bá thương hiệu của Tổng công ty, xúc tiến cổ phần hóa một số đơn vị, sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp. Chú trọng công tác kết nối hoạt động ưu thế của các đơn vị thành viên đã góp phần tạo nên thế mạnh tổng hợp của đơn vị.

Căn cứNghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Căn cứ Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2010 của chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Tổng Công ty Văn hoá Sài Gòn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con thành Tổng công ty Văn hoá Sài Gòn - Trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

Tổng Công ty Văn hóa Sài gòn là Tổng công ty đầu tiên của TP.HCM hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực văn hóa và dịch vụ văn hóa, hoạt động theo tiêu chí bảo đảm các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh luôn song hành với các hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng và xã hội.

Hiện nay Tổng công ty Văn hóa Sài gòn có 20 đơn vị thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực in ấn, cung cấp vật tư máy móc thiết bị ngành in, phát hành sách, kinh doanh điện ảnh, sản xuất băng đĩa chương trình, dịch vụ quảng cáo, mỹ thuật, nhiếp ảnh, tổ chức sự kiện…

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

2.1.2.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức Tổng công ty Văn hoá Sài gòn:

Hội đồng thành viên;

Ban kiểm soát;

Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc

Bộ máy giúp việc

Phòng Kế toán Tài chính;

Phòng KH –SXKD và tiếp thị;

Phòng Đầu tư –Xây dựng;

Phòng Tổ chức –Hành chính

Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: 1) Công ty xuất nhập khẩu ngành In (Primexco) 2) Công ty In Văn hoá Sài gòn

3) Trung tâm Văn hóa Tân Định

Các công ty con:

*Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

1) Công ty TNHH Một thành viên phim Nguyễn Đình Chiểu đang cổ phần hoá;

2) Công ty TNHH Một thành viên Vật phẩm Văn hoá Sài gòn (Vafaco)đang cổ phần hoá;

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Tổng Công ty Văn Hóa Sài Gòn

Công ty TNHH một thành viên phim Nguyễn Đình Chiểu Công ty TNHH một thành viên

Vật Phẩm Văn Hóa

Hội Đồng Thành Viên

Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc

Ban Kiểm Soát

Bộ máy giúp việc

Công ty Liên kết

P. Kế toán – Tài chính P. KH SXKD&Tiếp P. Đầu tư – Xây dựng

P. Tổ chức–Hành

Công ty CP có vốn góp không chi phối Cty CP Quảng cáo SG

Cty Fahasa

Cty CP Mỹ thuật TPHCM Cty CP VH Tổng hợp Hưng Phú

Cty CP NhiếpẢnh & DVVH Cty CP In Gia Định Cty CP In Khánh Hội

Cty CP In Vườn Lài Cty CP Cơ khí ngành In

Cty CP In & TM Vina Cty CP In &Vật tư Sài Gòn

Cty CP Bao Bì VaFaCo

Đơn vị thành viên hạch toán phụ

Công ty XNK ngành In Primexco Công ty In Văn Hóa Trung tâm Văn Hóa Tân Định

Công ty Con Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Cty CP có vốn góp chi phối Cty CP In số 4 Cty CP In số 7 Cty CP Truyền Thông Điện Ảnh Sài Gòn

* Công ty cổ phần chi phối:

1. Công ty cổ phần In số 4; 2. Công ty cổ phần In số 7;

3. Cty cổ phần Truyền thôngĐiện Ảnh Sài gòn;

Các công ty liên kết

Công ty cổ phần không chi phối:

1. Cty cổ phần Quảng Cáo Sàigòn;

2. Cty cổ phần Phát hành sách Tp – FAHASA; 3. Cty cổ phần Mỹ Thuật TP HCM;

4. Cty cổ phần Văn hoá Tổng hợp Hưng Phú;

5. Cty cổ phần Nhiếp Ảnh & Dịch vụ văn hoá TP HCM; 6. Công ty cổ phần In Gia Định;

7. Công ty cổ phần In Khánh Hội; 8. Công ty cổ phần In Vườn Lài; 9. Công ty cổ phần Cơ khí ngành In; 10. Công ty cổ phần In Thương mại Vina;

11. Công ty Cổ phần In và Vật tư Sài gòn (Saprimco) 12. Công ty cổ phần Bao bì Vafaco ( Vafapack)

2.1.2.2. Chức năng, nhiêm vụ của từng bộ phận:

Hội đồng thành viên: Gồm 07 thành viên đứng đầu là chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm, là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, có nhiệm vụ hoạch định phương hướng, mục tiêu và kế hoạch phát triển; xây dựng hành lang pháp lý để thiết lập quy chế trong quản lý điều hành Tổng công ty ; tổ chức bộ máy , bố trí nhân sự chủ chốt, và chăm lo đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và lãnh đạo bộ máy thực hiện định hướng, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, quyết định các dự án đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty khác hay bán tài sản của công ty có giá trị từ 20dưới 50% tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng công ty.

Tổng giám đốc và 4 phó Tổng giám đốc: Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và theo quy định phân cấp và nghị quyết của Hội đồng thành viên. Tổng giám đốc có phân cấp, ủy quyền cụ thể cho từng phó giám đốc theo từng lĩnh vực chuyên môn và sản xuất kinh doanh.

Tổng giám đốc có quyền quyết định các dự án đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty khác hay bán tài sản của công ty có giá trị từ dưới 20% tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng công ty.

Phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ thực hiện và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền. Những vấn đề vượt thẩm quyền phải báo cáo Tổng Giám đốc trước khi giải quyết.

Ban kiểm soát:gồm 1 thành viên được bổ nhiệm và trực thuộc sự quản lý của chủ sở hữu là Ủy Ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ Tổng Công ty, Quy chế, Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên, quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên và quy định của pháp luật. Ban kiểm soát làm việc theo quy chế, kế hoạch, chương trình làm việc do Ủy Ban nhân dân phê duyệt

Bộ máy giúp việc:

Với chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc, bao gồm các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ như sau :

Phòng Kế toán Tài chính:

- Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng Công ty trong quản lý tài chính, kế toántài chính, thống kê, kế hoạch tài chính của Tổng Công ty.

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thuế, kiểm toán, thống kê định kỳ theo quy định hiện hành và một số báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng Công ty;

- Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch phân bổ vốn hàng năm cho các dự án, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của Tổng Công Ty; - Xây dựng kế hoạch chi tiêu hàng năm của Tổng Công ty; - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho các đơn vị thành viên;  Phòng KH –SXKD và tiếp thị;

Chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng, thực hiện chiến lược, mục tiêu, kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp thị ngắn hạn và dài hạn, phát triển thị trường trên cơ sở định hướng phát triển chung của Tổng Công ty, phù hợp với xu thế phát triển của thành phố và khu vực.

Phòng Đầu tư –Xây dựng;

Tham mưu lãnh đạo Tổng Công ty trong việc xây dựng chiến lược, mục tiêu, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng;

Đề xuất phương án xúc tiến đầu tư, hợp tác đầu tư và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng theo phân công của lãnh đạo Tổng Công ty.  Phòng Tổ chức –Hành chính

Thực hiện công tác tổ chức và quản lý cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động;

Tham mưu cho lãnh đạo Tổng Công ty trong việc tổng hợp thông tin, điều phối hoạt động chính quyền, đối nội, đối ngoại và các công việc hành chính quản trị, nội vụ, thi đua khen thưởng, các vấn đề pháp lý của Tổng Công ty.

2.1.2.3 Quan hệ giữa Tổng Công ty và các đơn vị thành viên a. Mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các đơn vị phụ thuộc a. Mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các đơn vị phụ thuộc

 Về vốn : các đơn vị phụ thuộc không được giao vốn và không được huy động vốn

 Về phương thức hoạt động : Cty hạch toán phụ thuộc được thực hiện theo sự phân cấp và ủy quyền của TCT.

 Về Tài chính : Vốn sử dụng theo sự phân cấp và ủy quyền của TCT, báo cáo tài chính được hợp nhất với báo cáo tài chính của TCT.

 Về pháp lý : Công ty phụ thuộc được hình thành theo quyết định thành lập của Hội đồng thành viên TCT, có con dấu riêng, Tổng công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty hạch toán phụ thuộc.

 Các đơn vị phụ thuộc Tổng Công ty hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị. Các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền, Giám đốc các đơn vị phụ thuộc phải báo cáo Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc phụ trách bằng văn bản để xin ý kiến chỉ đạo.

 Mối quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ Tổng Công ty với các đơn vị phụ thuộc mang tính phối hợp, hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao; đồng thời thông qua mối quan hệ phối hợp và hỗ trợ đó tạo điều kiện để các đơn vị phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với tổ chức và hoạt động của đơn vị, của Tổng Công ty và quy định của pháp luật.

 Các phòng nghiệp vụ Tổng Công ty căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty tổ chức thực hiện công việc được giao và hướng dẫn về nghiệp vụ thông qua mối quan hệ với các phòng tương ứng của các đơn vị phụ thuộc.

 Trường hợp các phòng nghiệp vụ Tổng Công ty có ý kiến khác với các phòng nghiệp vụ của đơn vị phụ thuộc trong quá trình thực hiện công việc, hai bên có trách nhiệm cùng báo cáo lãnh đạo Tổng Công ty, lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến giải quyết.

b. Quan hệ giữa Tổng Công ty và Công ty con:

Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ ; công ty cổ phần có vốn góp chi phối (trên 50%) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, và các quy định pháp luật có liên quan.

- Tổng công ty trực tiếp quản lý vốn đầu tư của chủ sở hữu, cổ phần, vốn góp chi phối tại công ty con thông qua người trực tiếp quản lý phần vốn đầu tư của chủ sở hữu ( sau đây gọi là người đại diện vốn của Tổng công ty tại các công ty con), quyền quản lý được xác định theo tỷ lệ vốn góp tại công ty con theo các nội dung sau :

Đối với công ty con là công ty TNHH một thành viên do Tổng Công ty là chủ sở hữu, Tổng công ty có quyền :

o Quyết định chiến lược phát triển; phê duyệt Điều lệ khi thành lập; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.

o Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ khi cần thiết.

o Phê duyệt Quy chế tài chính của công ty, kiểm tra giám sát việc sử dụng bảo toàn phát triển vốn của Tổng Công ty đầu tư tại Công ty.

o Quyết định mô hình tổ chức quản lý, cơ cấu quản lý; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc; phân cấp cho Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty con được quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc công ty đó sau khi được Tổng giám đốc Tổng Công ty thông qua;

o Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty con.

o Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý theo điều lệ của công ty con.

o Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và quyết định phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty con.

Công ty con làcông ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng Công ty, Tổng công ty có quyền:

o Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụ cấp và lợi ích

Một phần của tài liệu Xây dựng kế toán trách nhiệm tại tổng công ty văn hóa sài gòn công ty TNHH một thành viên (Trang 38)