(1) Công cụ đánh giá trách nhiệm
Các đơn vị được khảo sát đều thực hiện qui trình đánh giá trách nhiệm dựa trên các dự toán và kế hoạch đã được xây dựng (100% doanh nghiệp) và chủ yếu căn cứ báo cáo cuối kỳ của kế toán tài chính (95,2% doanh nghiệp) nhằm phân tích được mức độ thực hiện của hoạt động SXKD tại đơn vị.
Một số đơn vị căn cứ vào báo cáo thực tế của các bộ phận (chiếm 47,6%) và các chỉ tiêu tài chính do doanh nghiệp tự xây dựng để đánh giá được mức độ thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp (chiếm 14,3%)
(2) Các loại dự toán được thực hiện để làm căn cứ đánh giá trách nhiệm, định hướng và điều hành hoạt động tại SCPC
SCPC là doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và các đơn vị thành viên (có vốn góp chi phối hoặc không chi phối của nhà nước) đều tuân thủ vào một số chỉ tiêu báo cáo mang tính pháp lệnh do vậy các đơn vị được khảo sát đa phần tập trung vào việc thực hiện các dự toán về các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh như dự toán doanh thu (100% các đơn vị khảo sát), dự toán lợi nhuận, dự toán sản lượng sản xuất (chiếm 52,4%), các dự toán khác như dự toán về các loại chi phí, dự toán thu chi tiền, có tỷ lệ thực hiện không đầy đủ từ 50% doanh nghiệp trở xuống chủ yếu dựa trên mức độ và nhu cầu đánh giá trách nhiệm của quá trình điều hành hoạt động SXKD của từng đơn vị trong SCPC
(3) Tình hình phân loại chi phí và phân tích biến động chi phí
Nhằm nhận biết được những lợi thế làm giảm được chi phi – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của SCPC, các đơn vị trong Tổng công ty đã chú trọng vào việc phân loại và kiểm soát chi phí, phân tích các biến động chi phí một cách thường xuyên và chặt chẽ trong đó phân loại chi phí theo yếu tố phí chiếm tỷ lệ cao 81%, các phương pháp phân loại khác được thực hiện với các mức độ thấp tùy theo yêu cầu thông tin riêng của các đơn vị trong Tổng công ty.
(4) Phương tiện và mức độ thực hiện báo cáo phản ánh kết quả hoạt động SXKD
Đa số các đơn vị trong SCPC đều sử dụng những phần mềm kế toán chuyên biệt để thực hiện công việc ghi chép, thu thập, tổng hợp các thông tin qua đó lập nên các báo cáo theo yêu cầu quản lý (có 90,5% doanh nghiệp được khảo sát đã có trang bị, số còn lại 9,5% sử dụng máy vi tính nhưng chủ yếu sử dụng các chương trình văn phòng thông dụng như Excel, Word trong quá trình thực hiện báo cáo kết quả hoạt động SXKD)
Hàng tháng nhằm phân tích phản ánh kết quả hoạt động SXKD tại doanh nghiệp, các đơn vị thường sử dụng các thông tin được thể hiện trên các báo cáo tài chính là chủ yếu (chiếm 100% trên 21 doanh nghiệp được khảo sát), yêu cầu phân tích báo cáo tài chính được đa số các đơn vị lựa chọn trong việc đánh giá mức độ thực hiện, kết quả hoạt động của doanh nghiệp và từng bộ phận chiếm 81%, ngoài ra một số các doanh nghiệp còn phản ánh thông tin hoạt động doanh nghiệp dựa trên các loại báo cáo chi tiết khác như báo cáo phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận (chiếm 57,1%), báo cáo tiến độ sản xuất, báo cáo chi tiết khối lượng sản xuất & kinh doanh trong kỳ (tuần, tháng, quý, năm)
(5) Nhu cầu tổ chức & đánh giá trách nhiệm tại SCPC
Nhận định được mức độ cần thiết và quan trọng trong đánh giá trách nhiệm của các bộ phận trong quá trình điều hành hoạt dộng tại các đơn vị nhằm tìm ra các biện pháp tăng lợi nhuận, giảm chi phí đạt được hiệu quả hoạt động SXKD cao nhất. Đa số các đơn vị được khảo sát đều xác định đây là nhu cầu rất cần thiết (chiếm 90,5% doanh nghiệp được khảo sát, có 1 đơn vị cho rằng có thể cần thiết chiếm 4,8%, 1 đơn vị do quy mô nhỏ nên chưa đánh giá được mức độ quan trọng của công tác đánh giá trách nhiệm và cho rằng thực sự không cần thiết để thiết lập và đánh giá hoạt động cụ thể tại các bộ phận trong doanh nghiệp