Tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm tại SCPC phả

Một phần của tài liệu Xây dựng kế toán trách nhiệm tại tổng công ty văn hóa sài gòn công ty TNHH một thành viên (Trang 67)

phù hợp với định hướng mô hình hoạt động Công ty Mẹ – Công ty Con

Mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con là mô hình liên kết kinh doanh tiên tiến trong cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề trên cơ sở hợp tác thông qua các tiêu chí về vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu, theo đó các doanh nghiệp có thể thực hiện sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tận dụng các ưu thế cùng phối hợp chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông bằng cách đầu tư lập các Công ty Con, bố trí và tái cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của Công ty Mẹ thông qua việc mua hay bán cổ phần của mình trong các Công ty Con.

Với mô hình này thay vì phải cấp vốn cho từng doanh nghiệp sản xuất một cách khép kín một loại sản phẩm nào đó, thì mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con sẽ phát huy được sở trường của từng doanh nghiệp để huy động nguồn vốn, nhân lực để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, tuy nhiên việc ghép cơ học các công ty cùng ngành nghề để hình thành Tổng công ty như tại Việt Nam cũng như tại SCPC vừa qua chưa phát huy được hiệu quả vì những nguyên nhân sau.

- Giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề nhưng trình độ quản lý, nhân lực, thiết bị công nghệ, tiềm lực tài chính … không tương đồng nhau dẫn đến việc xử lý tài chính rất phức tạp và khó khăn.

- Vai trò của người đại diện vốn chưa được quan tâm đúng mức về địa vị pháp lý, quy định trách nhiệm thì nặng nề nhưng quyền lợi thì không rõ ràng.

Trên thế giới mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con gần như là mô hình duy nhất được sử dụng để xác lập mối quan hệ giữa các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn, ở Việt Nam mô hình này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước ( khu vực doanh nghiệp tư nhân có hình thành nhưng không phổ biến ), theo đó nhà nước đã ban hành hàng loạt các thông tư, nghị định nhằm xác lập hướng dẫn các vấn đề về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập. Công ty mẹ là công ty nhà nước hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Công ty Con bắt đầu từ Nghị định 111/2007/NĐ- CP ngày 26/6/2007 sau đó tiếp tục chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong lộ trình cổ phần hóa kéo dài do một số trở ngại mang tính khách quan, để đảm bảo hình thành được trọn vẹn nền kinh tế thị trường nhà nước đã ban hành Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi tổng công ty nhà nước thành công ty TNHH Một thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp chung với các loại hình doanh nghiệp khác đã tạo được sự bình đẳng về pháp lý giữa các doanh nghiệp với nhau, nhất là các doanh nghiệp thành viên hay liên kết trong mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con . Mối quan hệ giữa tổng công ty với các công ty thành viên thông qua đầu tư vốn với tư cách là cổ đông nhà nước, không còn quan hệ theo kiểu mệnh lệnh hành chính.

Do vậy để đảm bảo tính hiệu quả việc xây dựng hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm tại SCPC phải được thiết lập phù hợp với mô hình Tổng công ty – Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Công ty Con, cụ thể trên các vấn đề sở hữu vốn, trách nhiệm quản lý và mô hình tổ chức.

3.2.2. Xây dựng báo cáo kế toán trách nhiệm cần phù hợp với mô hình tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động và năng lực, trình độ quản lý của SCPC

Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của phát triển kinh tế. SCPC là doanh nghiệp nhà nước với các đơn vị thành viên ( dù là phụ thuộc hay liên kết ) đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với tài sản, vốn, kỹ thuật công nghệ, trình độ năng lực quản lý ở mức trung bình luôn hoạt động theo phương châm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh luôn song hành với các hoạt động phục vụ cộng đồng nên tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không chỉ là các chỉ tiêu tài chính mà còn phải đánh giá đến hiệu quả về mặt xã hội, hoạt động của SCPC góp phần định hướng nhu cầu thưởng thức tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Việc xây dựng hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại SCPC là một doanh nghiệp hoạt động kinh tế vừa là một đơn vị có mục tiêu hoạt động phục vụ cộng đồng.

Ngoài ra căn cứ vào mô hình tổ chức quản lý tại SCPC, với các yêu cầu quản lý và trình độ quản lý khác nhau, việc xây dựng hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm phải đảm bảo uyển chuyển và phù hợp với yêu cầu quản lý của từng đơn vị thành viên, không thể xây dựng một hệ thống biểu mẫu báo cáo chung mà cần vận dụng linh hoạt các nguyên lý chung của kế toán trách nhiệm để xây dựng hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm phù hợp và đáp ứng được yêu cầu kiểm soát và đánh giá kết quả thực hiện tại các bộ phận, các cấp quản lý (các trung tâm trách nhiệm tại SCPC)

Cuối cùng cũng phải lưu ý đến năng lực quản lý tại các cấp, các bộ phận tại SCPC, các yêu cầu và qui trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại SCPC từ đó xây dựng được hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm phù hợp đảm bảo hiệu quả hoạt động kiểm soát và đánh giá hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng kế toán trách nhiệm tại tổng công ty văn hóa sài gòn công ty TNHH một thành viên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)